15/12/2014
3708
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 64
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
tin nhật bản
Bản tin đáng chú ý tháng 12
04/12 08:30

Bị tình nghi ăn trộm dê trừ cỏ Bắt người Việt Nam “đã ăn”

Ngày 4/12, Sở cảnh sát tỉnh Gifu đã thông báo bắt giữ 3 người Việt Nam bị tình nghi là bắt và giết thịt 2 con dê (mức giá trị khoảng 70,000 Yên, tương đương 12,6 triệu Đồng) đang được nuôi nhằm mục đích nghiên cứu. Ba người này là Bùi Văn Vĩ (22 tuổi), Lê Thế Lộc (30 tuổi) sống tại tỉnh Aichi và Cao Văn Nguyên (26 tuổi) đang sống tại tỉnh Gifu, sang Nhật với tư cách là Du học sinh hoặc Thực tập sinh, hiện tại đang thất nghiệp hoặc chỉ làm bán thời gian. Trong 3 người, nghi phạm Cao Văn Nguyên vẫn phủ định hành vi trộm cắp, 2 người còn lại đã thừa nhận và nói là “Đã ăn rồi”.

Theo Asahi Shinbun Digital ngày 4/12

11/12 11:45

Forbes bình chọn “Top 10 quốc gia nên đến thăm năm 2015" Việt Nam đứng thứ 3

Ngày 25/11, tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới Forbes đã công bố “Top 10 quốc gia nên đến thăm năm 2015”, trong đó Việt Nam đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Tạp chí này đánh giá cao những nỗ lực trong việc xây dựng một nền du lịch độc đáo với những resort nghỉ dưỡng khắp Việt Nam, tour du lịch Bike-tour quanh TP.HCM bằng vespa, tham quan vịnh Hạ Long bằng Thủy phi cơ, v.v...

Đứng đầu bảng xếp hạng là Iceland, thứ 2 là Morocco, Nhật Bản xếp ở vị trí số 7.

Minano Keizaishinbun Networks ngày 11/12

11/12 22:29

Khôi phục lại hệ thống điện Tokushima  Dự báo có tuyển từ ngày 13 ở Shikoku

Ngày 11/12, Sở điện lực Shikoku đã thông báo khôi phục lại hệ thống điện đã bị ngắt vì tuyết rơi liên tiếp trong 5 ngày đối với các ngôi nhà có người ở tại tỉnh Tokushima. Tình trạng cô lập cũng đã được gỡ bỏ vào ngày 10, và ngày 11, Tỉnh này cũng đã yêu cầu Quân đội tự vệ rút khỏi tỉnh sau khi đã hoàn thành công tác dọn tuyết và cây gãy đổ. Quân đội tự vệ sẽ rút khỏi đây vào ngày 12.

Theo Sở điện lực này cho biết lần ngắt điện này đã lan rộng lên đến 12,625 hộ từ thành phố Miyoshi, Mima, và Đông Miyoshi, Tsurugi. Sau khi tiến hành khôi phục, tính đến 5 giờ chiều ngày 11, số nhà bị bỏ trống chỉ còn 4 hộ ở trong thành phố Miyoshi.

Theo Cục Khí tượng, thì vì ảnh hưởng của luồng khí lạnh ở trên quần đảo Nhật Bản, từ tối ngày 12, khu vực dọc theo dãy núi phía Tây Nhật Bản sẽ bắt đầu có tuyết rơi, vàvùng đồng bằng khu vực Biển Nhật Bản sẽ có tuyết rơi vào ngày 14. Khu vực Shikoku thì từ ngày 13 sẽ có tuyết rơi ở khu vực miền núi, và sẽ có tuyết đọng ở cả vùng đồng bằng. Hiện Cục này đang lên tiếng cảnh giới đối với những khu vực này.

Theo Yomiuri Shinbun, ngày 11/12

11/11 18:10

Trong pasta đông lạnh có gián? 750 nghìn suất đồ ăn đông lạnh của Nisshin bị thu hồi

Ngày 10/12, công trường sản xuất tại thành phố Yaizu, Shizuoka của Công ty Thực phẩm Đông lạnh Nisshin đã phát hiện trong một túi pasta đông lạnh được sản xuất bởi có một phần cơ thể của côn trùng được cho là gián bị trộn lẫn vào, và xin được thu hồi 746,620 suất của 3 loại thực phẩm được chế biến tại đây.

Công ty vào ngày 10/11 cũng đã hứng chịu những chỉ trích tương tự về việc có côn trùng lẫn vào trong sản phẩm, nhưng vì “không rõ quá trình mà côn trùng có thể chui vào” nên đã không thu hồi sản phẩm lại. Tuy nhiên, sau khi lại có những chỉ trích tương tự vào giữa tháng 12, công ty đã tổ chức điều tra lại và xác nhận rằng có khả năng côn trùng bị trộn lẫn trong nguyên liệu sản xuất như súp lơ, cà chua.

Theo FOCUS-ASIA.COM, 20:57 ngày 11/12

Võ đạo Nhật Bản

Võ đạo là sự phát triển và mở rộng những môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản, thông qua việc học tập những kỹ thuật này, người học sẽ hoàn thiện được nhân cách của chính mình.

Theo Luật Cận đại có từ thời kỳ Minh Trị, thì việc giết người bị cấm. Những tưởng là điều đó sẽ làm yếu đi khái niệm về võ thuật, nhưng với mục đích nâng cao thể lực và tinh thần, rèn luyện chính mình, những kỹ thuật này đã được phát triển mạnh mẽ.

Võ đạo được xem là một trong những tượng trưng của Nhật Bản, sẽ không quá lời nếu nói rằng Võ đạo thể hiện tinh thần Nhật Bản bằng một hình tượng cụ thể và đẹp mắt.

Lịch sử

“Võ đạo” của Nhật Bản được hình thành khá mới, chính thức là đã được xác lập từ thời kỳ Edo (1603-1868). Trước đó, “Võ” không được xem như là một “Đạo (trong Đạo đức)” mà được coi là một “kỹ thuật” để chém giết, hoặc nhiều hơn là một loại “nghệ thuật”. Tuy nhiên, từ những năm nửa sau thời kỳ hậu chiến, thì cùng với sự phát triển của các vũ khí hiện đại như đạn bác, hay sự thịnh vượng của “chiến thuật tập đoàn”, mà những chỗ phát huy những kỹ thuật này ngày càng ít đi. Ngoài ra, bước vào thời kỳ Edo, chiến tranh hầu như đã không còn, Võ thuật được coi là một nét văn hóa tinh thần cổ xưa, và việc giáo thành ra một tầng lớp võ sỹ đã được xác lập.

Sau đó, khi bước vào thời kỳ Minh Trị thì xã hội võ sỹ bị phá vỡ, “Võ đạo” với kiếm thuật là trung tâm đã được khuếch đại ra tầng lớp thị dân. Từ đó, chữ “Đạo” cũng được đưa vào với mục đích rèn luyện ý chí và tinh thần, và sau khi tiếp thu một vài yếu tố của Thể thao Tây Phương thì“Võ đạo” hiện tại đã được hình thành.

Ngoài ra, Kiếm đạo hay Nhu đạo là hai môn võ được hình thành từ thời kỳ Minh Trị (1868-1912), còn Karate là môn võ được phổ biến rộng rãi vào những năm Chiêu Hòa (1926-1989)

Các thể loại Võ đạo

Hiện tại, các môn võ thuật được nằm trong “Võ đạo” gồm có 9 mục: Judo (Nhu đạo), Kendo (Kiếm đạo), Kyudo (Cung đạo), Sumodo (Võ Sumo), Karatedo (Võ Tay không), Aiki-dou (Hợp khí đạo), Shorinji kenpou (Quyền pháp Thiếu Lâm Tự), Naginata (Trường đao), Iaido (Kiếm đạo).

Judo

Nhu đạo

Sử dụng lực của đối phương để đấu lại với đối phương. Với cách như vậy, người nhỏ nhắn cũng có thể vật ngã được người to lớn. Đây là môn võ dựa vào nguyên tắc cơ bản là “Lấy nhu thắng cương” rất có ý nghĩa trong cuộc sống.

Kendo

Kiếm đạo

Kiếm đạo hiện đại là hình thức đã chuyển biến kiếm thuật xưa từ kỹ thuật chém giết thành một môn học với mục đích là để trau dồi kỹ thuật và rèn luyện tinh thần. Đây là môn võ thuật thể hiện tinh thần Võ sĩ đạo Nhật Bản, được người nước ngoài rất ưa chuộng.

Kyudo

Cung đạo

Trong bộ môn Cung đạo lấy 3 điểm chính là “Chính mình”, “Cung”, và “Đích” làm thành nhất thể, thì khác với các bộ môn võ thuật chiến đấu, Cung đạo là môn võ thuật “Chiến đấu với chính mình”. Sự đấu tranh trong chính mình sẽ tôi rèn tinh thần, ý chí và nâng cao kỹ thuật Cung đạo.

Sumodo

Võ Sumo

Đây là môn võ thuật mà hai võ sỹ nam to lớn chỉ mặc khố cùng so sức mạnh với nhau trên một sân đất tròn. Hiện tại “Oosumo” đang được phát triển với tư cách là một môn võ thuật chuyên nghiệp mang tính chất quốc tế, nhưng vẫn được coi là “quốc kỹ” của Nhật Bản.

Karatedo

Võ Tay không

Đây là môn võ thuật được xem là trung tâm của loại hình võ thuật đối kháng, và cũng là một trong những môn võ thuật được chú ý hiện nay. Môn võ này được chia làm hai loại là “Phái truyền thống” với phong cách giữ mức độ và khoảng cách nhất định trong khi tấn công và “Phái thực chiến” là trực tiếp đánh vào đối thủ mà không có giới hạn vềmức độ; tuy nhiên, cả hai phái này đều tuân thủ theo những nguyên tắc chung của võ đạo Karatedo.

Aikido

Hợp khí đạo

Võ thuật là môn sử dụng sức mạnh hoặc kỹ thuật để đốn ngã đối phương, nhưng riêng Aikido thì lại dựa vào “Khí”. Đây được coi là môn võ phòng thủ. Mục tiêu khi tập luyện Aikido không phải là “trở nên mạnh hơn” mà là “luyện tập tinh thần và ý chí”.

Shorinji Kenpou

Quyền Thiếu lâm

Quyền pháp Thiếu Lâm là môn võ được hình thành dựa trên Tam pháp (Cương pháp, Nhu pháp, Chỉnh pháp) Nhị thập ngũ hệ. Đấm, đá của Cương pháp; bật, tấn của Nhu pháp; đây là môn võ có cả đầy đủ cả kỹ thuật “Thủ” và “Công” nhằm để tự vệ.

Naginata

Trường đao

Môn võ Naginata trong Hán tự được viết là “Trường đao”, tức là sử dụng trường đao để đánh ngã đối phương. Hiện tại, mục đích của môn võ này không còn là đánh ngã đối phương nữa, mà là điều hòa giữa cơ thể và ý chí, rèn luyện nhân cách. Đối tượng chính của môn võ này là nữ giới.

Iaido

Kiếm đạo

Iaido là môn võ thuật sử dụng Kiếm thuật. Quá trình từ khi rút kiếm ra khỏi võ ở bên hông cho đến khi đút lại kiếm vào vỏ được trở thành một chuỗi hành động không đứt đoạn. Mục đích của môn võ này là trang bị kỹ năng “chém đứt” địch thủ, đồng thời rèn dũa ý chí và tinh thần trong quá trình tập luyện.

 

Nguồn: http://www.wahuzei.com/

CÁCH ĐÓN NĂM MỚI TẠI NHẬT

Năm mới sắp đến rồi. Ở Nhật, vào thời gian này, ai cũng rất bận, công ty nào cũng gấp gáp. Để đón năm mới, người Nhật thường làm gì nhỉ? Trong Kaizen Dayori lần này, chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé!!!

Tổng vệ sinh


Vào cuối năm, mọi người sẽ cùng dọn dẹp, vệ sinh mọi thứ thật kỹ lưỡng. Tẩy sạch đi những phần còn bẩn của năm cũ, chào đón năm mới bằng một tinh thần đầy mới mẻ và phấn chấn.

Kado-matsu

Hai chậu kadomatsu được trang trí bằng những cành cây tùng (matsu) và ống tre (take) sẽ được để đối xứng nhau vào ngày năm mới. Ở Nhật, Tùng – Trúc – Mai là ba vật được cho là mang lại may mắn, đặc biệt, Tùng mang ý nghĩa là trường thọ và rất được tôn kính. 

Shime-kazari

Đây là vật trang trí được treo ở trên cánh cổng vào ngày năm mới để trừ tà. Rất nhiều những vật được cho là mang lại may mắn sẽ được bện lại với nhau tạo thành Shime-kazari. Đến khi hết ngày Tết đầu năm, mọi người sẽ mang Shime-kazari sẽ được đem đến các đền thờ để nhờ đốt đi.

Kagami-mochi

Đây là hai miếng mochi (một loại bánh giống bánh dày của Việt Nam) to nhỏ khác nhau, với kích thước từ 10~20cm được đặt chồng lên nhau, và đặt lên bàn thờ hay sàn thờ của phòng khách. Trước đây, kagami-mochi là vật để thờ thần thánh, nhưng gần đây, thì lại được coi là một vật không thể thiếu trong ngày mừng năm mới.

Món ăn Osechi

Là món ăn đặc biệt, dùng trong 3 ngày đầu năm. Osechi gồm có món nướng, món hầm, món chua được xếp đầy trong một hộp thức ăn to. Món ăn trong Osechi nhìn rất đẹp và cũng có thể để lâu được. Đây là món ăn mang tính chia sẻ bớt sự vất vả với các bà mẹ, để các bà mẹ có thể nghỉ ngơi trong 3 ngày đầu năm. 

Ozouni

Đây là món canh được làm bằng cách hầm mochi, rau với nước tương miso. Tùy theo từng địa phương mà hình dáng của miếng mochi, cách gia vị và đồ ăn đi kèm sẽ khác nhau. 

Chuông giao thừa

(Joya – no – kane)

Là tiếng chuông được vang lên vào 12h đêm ngày 31/12 tại các chùa viện. Tiếng chuông này sẽ được đánh 108 lần. Số lần đánh chuông được giải thích là số lượng những phiền não mà con người phải mang trong cuộc đời.

Toshikoshi Soba

Món mì Soba mừng tuổi mới

Đây là món mì soba được ăn vào ngày 31/12 với ước nguyện “được sống bình yên, lâu dài, khỏe mạnh”. Người Nhật cho rằng món mì soba này phải được ăn trước khi năm mới đến, và không được chừa lại. Nếu không làm như vậy thì sẽ không gặp được may mắn trong năm mới.

Hatsu-moude

Cầu nguyện đầu năm

Cầu nguyện đầu năm là truyền thống đến chùa chiền, nhà thờ để cầu nguyện vào năm mới, mong sao một năm mới được bình an, vô sự.

Ngoài ra, trong các dịp này, người Nhật cũng thường tiến hành bốc quẻ đầu năm.

Nen-gajou

Thiệp mừng năm mới

 

Vào tháng 12, người Nhật sẽ viết thiệp và gửi đến những người thân thiết, một phần là để chúc mừng năm mới, một phần là để thể hiện sự biết ơn của mình đến những người đó. Đối tượng gửi thiệp thường là bạn bè, thân thích, những người cộng tác trong công việc. Việc này cũng giống như việc gửi thiệp mừng Giáng Sinh của các nước phương Tây.

Otoshidama

Tiền mừng tuổi

 

Vào thời kỳ năm mới, các em bé sẽ được nhận tiền mừng tuổi được bỏ vào trong các phong bao nho nhỏ từ bố mẹ, hay họ hàng thân thích. Đối với các em bé, đây là điều gây hứng thú nhất cho các em trong ngày lễ năm mới này.

Nguồn: http://www.wahuzei.com/

Các bản tin khác
scroll top