09/03/2019
2905
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 108
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
Bánh kẹo truyền thống Nhật Bản

Các bạn TTS thân mến, các bạn đã từng thưởng thức các loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản (wagashi) chưa?

Vì wagashi là bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản, nên khó có thể thưởng thức món ăn này tại nước ngoài. Trong bản tin KAIZEN lần này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một chút về món wagashi này nhé!

〜Wagashi là gì〜

Wagashi là món bánh kẹo truyền thống của Nhật, được làm từ nguyên liệu chủ yếu là bột gạo và đậu đỏ, có vị ngọt đậm. Đây cũng là món bánh kẹo có mối quan hệ mật thiết với Trà nóng Nhật Bản, đồng thời cũng được làm dựa trên các hình ảnh về các mùa trong năm của Nhật Bản một cách tinh tế.

〜Wagashi và Yogashi (bánh kẹo phương Tây)〜

Vậy sự khác biệt giữa Wagashi và Yogashi là gì?

Wagashi Yogashi
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Không sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật
Không sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như bơ, trứng, phô-mai hay sữa bò. Sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như bơ, trứng, phô-mai hay sữa bò.
Sử dụng các chất làm đông được tạo ra từ tảo biển như là bột rau câu. Sử dụng chất làm đông được tạo ra từ gelatin động vật.
Ít calorie và chứa nhiều chất xơ Calorie và lượng mỡ cao.
Chứa nhiều đường. Chứa nhiều chất mỡ.

Nếu bạn vừa muốn giảm cân, lại vừa thèm thì sao?

Về cơ bản thì bánh kẹo kiểu phương Tây sẽ có lượng calorie cao hơn là bánh kẹo wagashi.

Đường và dầu mà kết hợp với nhau thì dễ gây béo, nên người ta cũng khuyến cáo rằng các loại bánh chiên dầu như donut hay bánh bông lan mà ăn kèm với kem tươi đánh phồng thì sẽ rất dễ tăng cân. Nên, nếu bạn muốn giảm cân và đang thèm ngọt thì wagashi sẽ là một sự lựa chọn hợp lý hơn.

Tuy nhiên, vì trong wagashi có chứa nhiều đường, nên nó không dành cho những người đang phải hạn chế ăn đường hay có chỉ số đường trong máu cao.

Hãy xem thử mình thuộc kiểu nào và chọn bánh kẹo cho phù hợp nhé.

〜Những món wagashi theo mùa〜

Tháng 1:
Mochi hình cánh hoa
Tháng 2:
Mochi thảo mộc
Tháng 3:
Mochi sakura
Tháng 4:
Kẹo viên hanami
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tháng 5:
Mochi lá sồi
Tháng 6:
Bánh minazuki
Tháng 7:
Bánh yokan nước
Tháng 8:
Chè kuzukiri
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tháng 9:
Bánh dày đậu đỏ
Tháng 10:
Bánh viên hạt dẻ
Tháng 11:
Bánh Kin-tsuba
Tháng 12:
Mochi quýt Nhật
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản

Có rất nhiều chủng loại wagashi khác nhau, nhưng tùy theo từng mùa mà việc thưởng thức các món bánh kẹo truyền thống Nhật Bản wagashi lại có ý nghĩa khác.

Ví dụ, người ta thường thưởng thức món “mochi cánh hoa” vào tháng 1. Thực ta đây cũng là món ăn mà hoàng thất Nhật Bản thường ăn vào ngày năm mới. Món mochi cánh hoa này được làm từ gobo – rễ cây ngưu bàng – loại cây có rễ đâm dài, sâu và chắc xuống dưới lòng đất, với ngụ ý là “sẽ xây dựng một gia đình thật vững chãi”, và “trường thọ”.

Tháng 7 thì người ta sẽ hay ăn món yokan nước (mizu yokan). Vào mùa hè, người Nhật thường thích những thứ mang ý nghĩa mát mẻ, như là tiếng chuông gió hay các dòng suối chảy nhẹ. Món yokan nước này vì chứa rất nhiều nước, nên cũng là một món ăn cực kỳ phù hợp với thời tiết nóng nực vào mùa hè tại Nhật Bản.

Văn hóa Nhật Bản này... sao mà kỳ quá???

xuất khẩu lao động Nhật Bản

① Húp sùm sụp khi ăn mỳ

Thông thường, khi ăn các món mỳ, người Nhật có thói quen húp và tạo ra tiếng. Nhưng nhìn từ góc nhìn của người nước ngoài thì việc đó khá thất lễ, dễ gây khó chịu cho đối phương.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

② Bỏ ví tiền vào túi quần sau

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ở nước ngoài, thì việc bỏ chiếc ví dài vào túi quần sau, để cho chiếc ví trồi lên trên như vậy thì không khác gì nói với mọi người xung quanh là “hãy lấy cắp cái ví này đi” vậy. Cũng không hẳn là không có tình trạng móc túi tại Nhật, nhưng số lượng này ít hơn hẳn. Có một vài nơi, thì chỉ cần hớ hênh một chút như thế này thôi thì 99% là sẽ bị lấy mất.

③ Ngủ trên các phương tiện giao thông công cộng:

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Người Nhật thì hầu như ai cũng đã từng có ít nhất một lần ngủ quên trên xe điện. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của người nước ngoài thì đây gần như là một hành động vô cùng khó hiểu. Không chỉ là những phương tiện giao thông công cộng, mà việc ngủ quên ở những nơi công cộng như công viên, ghế đá, thì chắc chắn đồ đạc sẽ không còn gì cả. Vậy nên, người nước ngoài sẽ rất ngạc nhiên với việc người Nhật ngủ trên xe điện.

Tất nhiên, ngoài ý nghĩa mang tính khẳng định là “trị an tại Nhật rất tốt”, còn có bao gồm cả ý nghĩa không tốt là “thiếu cảnh giác” và “làm việc quá sức” nữa.

④ Xin lỗi ngay lập tức

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Có những quốc gia mà tại đó người ta suy nghĩ rằng “xin lỗi = công nhận sự sai sót của mình”, và thường không xin lỗi vì những việc nhỏ nhặt, hay thậm chí không ít trường hợp biết là mình sai đi chăng nữa cũng không xin lỗi.

Một trong những điểm khiêm tốn và là mỹ đức của người Nhật đó là: cho dù là chuyện nhỏ đi chăng nữa cũng sẽ nói lời xin lỗi.

Có sự khác biệt về việc đặt trọng tâm vào “chuyện xin lỗi” hay là “những hành động tiếp theo sau khi xin lỗi”, nhưng vì sự khác biệt về mặt văn hóa nên khi đứng từ góc nhìn của người nước ngoài thì có vẻ người Nhật xin lỗi quá nhiều.

Điều này cũng được thể hiện ở những việc hàng ngày, ví dụ như là khi xe điện của Nhật Bản đến trễ, thì thường sẽ có thông báo trên loa kèm với lời xin lỗi từ đơn vị giao thông. Cũng cùng trường hợp đó, nếu xảy ra ở các nước khác, thì vì việc xe điện, xe bus đến trễ vốn là chuyện “thường ngày ở huyện”, quá sức đương nhiên, nên người dân nước đó cũng đã quen với tình trạng đó, và công ty giao thông đó cũng không cần thiết phải xin lỗi. Chính vì vậy, khi đến Nhật và nghe những thông báo như thế, không ít người nước ngoài cảm thấy là người Nhật xin lỗi hơi nhiều.

Khi đến Nhật, chúng ta có thể nhận thấy được thật nhiều những điều tưởng chừng thật bình thường tại Nhật hóa ra lại là những điều bất thường ở những nơi khác. Những quy định hay quy tắc ứng xử của mỗi quốc gia thật đa dạng phải không các bạn?

Hình ảnh: Internet

Các bản tin khác
scroll top