03/05/2019
3588
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 115
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
Những vật dụng cần thiết trong trường hợp có thiên tai

Nhật Bản là nước được cho là có nhiều những thiên tai như động đất, sóng thần, bão lũ. Chính vì luôn phải đương đầu với những khó khăn do tự nhiên mang lại, mà người dân Nhật Bản cũng có ý thức rất cao trong việc phòng tránh thiên tai, và ý thức này cũng được thể hiện thông qua các hoạt động hàng ngày.

Sau những trận thiên tai lớn như trận thiên tai xảy ra tại Đông Nhật Bản năm 2011, hay các trận bão lũ hàng năm mà ý thức phòng chống thiên tai và chuẩn bị để đương đầu với những thiên tai đó của người Nhật đang càng ngày càng cao hơn. Cùng với đó là số lượng những người chuẩn bị thường xuyên những vật dụng thiết yếu cần thiết cho những thời điểm khó khăn bất ngờ ập đến đó càng lúc càng nhiều.

Vậy thực tế, chúng ta cần phải chuẩn bị những vật dụng gì cho yên tâm?

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bản tin KAIZEN tháng này sẽ hướng dẫn các bạn về danh sách các vật dụng cơ bản cần thiết khi xảy ra những trường hợp bất khả kháng đó nhé!

① Luôn chuẩn bị những đồ dùng phòng tai mang bên người hàng ngày

Những thiên tai của tự nhiên bao giờ cũng ập đến một cách rất bất ngờ, và hoàn toàn có khả năng xảy ra những trận thiên tai quy mô lớn khi chúng ta đang đi ra ngoài, khó có thể về nhà ngay lập tức để tránh nạn.

Vậy nên, bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho tính mạng của bản thân, thì cùng với việc chuẩn bị sẵn những thứ dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể vượt qua được những thời điểm khó khăn do thiên tai mang lại.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Vì mang theo bên người hàng ngày, nên ưu tiên cho việc nhẹ nhàng và gọn gàng. Trong chiếc sắc nhỏ đựng các vật dụng phòng tai cần thiết, có những thứ như sau:

  1. Túi nilon
  2. Tiền mặt (đừng quên tiền lẻ 10, 100 yên)
  3. Băng cá nhân
  4. Đồ ăn khẩn cấp (kẹo, đồ ăn khô)
  5. Khẩu trang (loại đóng gói từng cái một)
  6. Khăn giấy (loại có thể tan trong nước)
  7. Khăn tay
  8. Khăn ướt khử trùng
  9. Dây sạc điện
  10. Cục sạc di động (nếu có kèm đèn LED thì càng tốt)
  11. Còi thổi
  12. Bộ dao kéo gấp

② Cuộc sống tị nạn những đồ dùng cần thiết tối thiểu

Trong trường hợp phát sinh những trận thiên tai có quy mô lớn thì ưu tiên hàng đầu là phải “đảm bảo sự an toàn của bản thân ở mức tối đa”. Những đồ dùng được giới thiệu ở trên là những đồ dùng thiết yếu nhất trong trường hợp có thiên tai. Thực tế, khi xảy ra những trường hợp khẩn cấp mà mang theo quá nhiều thứ thì sẽ khó khăn trong việc di chuyển và khiến cho sự an toàn của bản thân không được bảo đảm.

Tuy nhiên, sau khi có những trận thiên tai lớn và cần phải trải qua cuộc sống tị nạn, thì cũng có nhiều trường hợp sau khi tình hình thiên tai ổn định lại thì người dân sẽ trở về nhà và lấy những đồ dùng cho cuộc sống tị nạn sau. Trong những lúc như vậy thì nên chuẩn bị trước những thứ như sau:

xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Nước uống
(khoảng 3 ngày)
Đồ ăn
(Khoảng 3 ngày)
Đèn pin
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đồ lót, tất chân
(khoảng 3 ngày)
Quần áo thay
(khoảng 3 ngày)
Thuốc khử độc, băng cá nhân, thuốc đau bụng
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Khăn ướt Khăn lông lớn nhỏ Tiền mặt
(kèm tiền lẻ)
xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất khẩu lao động Nhật Bản
Bản photo của Thẻ bảo hiểm Găng tay, bao nilon, giấy báo Tấm trải alumi

Những đồ dùng này nên để trong một cái balo gọn nhẹ là lý tưởng nhất. Việc có thể vác đồ tị nạn mà vẫn sử dụng được cả hai tay sẽ giúp cho công tác tị nạn dễ thực hiện hơn nhiều.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những lúc thiên tai, khó khăn như vậy, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau luôn là điều rất quan trọng, hãy cùng đoàn kết và vượt qua nhé!

Bí quyết mặc ấm mùa đông

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Việt Nam vốn là quốc gia nhiệt đới nên chắc hẳn sẽ rất nhiều người không quen với mùa đông. Thêm vào đó, mùa đông tại Nhật lại khá lạnh, khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc làm quen với thời tiết nơi đây. Trong Bản tin KAIZEN tháng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bí quyết mặc ấm vào mùa đông của người Nhật nhé.

① Giữ ấm bằng trang phục

Vào mùa đông lạnh, ai cũng đều có xu hướng mặc thật nhiều quần áo dày.

Nhưng thực tế, việc mặc nhiều quần áo chưa chắc đã có thể giúp cơ thể chúng ta ấm lên nếu mặc không đúng cách. Điều quan trọng nhất của việc mặc nhiều lớp là mặc làm sau để giữ được hơi ấm mà cơ thể chúng ta tỏa ra. Và sau đây, Bản tin KAIZEN xin được giới thiệu đến các bạn cách mặc vừa giữ ấm cơ thể, vừa giúp giữ được vẻ bề ngoài không quá “gấu mùa đông”.

Lớp đầu tiên: đồ sát da (hadagi)
Những điểm lưu ý khi chọn đồ sát da là:
  • Co giãn tốt, bám vào cơ thể
  • Hút ẩm tốt, làm cho mồ hôi dễ thoát hơi
  • Giữ được hơi ấm tỏa ra từ cơ thể.

※Ví dụ: series áo HEATTECH của hãng Uniqlo.
xuất khẩu lao động Nhật Bản
Lớp thứ 2: áo mặc trong
Những điểm lưu ý khi chọn áo mặc trong:
  • Chọn quần áo đừng quá chật khiến máu khó lưu thông.
  • Chọn những loại vải ấm, có lót bông như cotton, hay len.

※Ví dụ: áo len dài tay, áo cổ lọ mà mình yêu thích.
xuất khẩu lao động Nhật Bản
Lớp thứ 3: áo khoác mỏng
Những điểm lưu ý khi chọn áo khoác mỏng:
  • Áo đẹp, thể hiện chất thời trang của bản thân.
  • Là trang phục đủ để có thể giữ ấm cơ thể khi đang ở trong phòng mà không cần mặc đến lớp thứ 4.

※Ví dụ: áo khoác len, áo cardigan len, hay áo bằng vải fleece.
xuất khẩu lao động Nhật Bản
Lớp thứ 4: áo khoác dày
Những điểm lưu ý khi chọn áo khoác dày:
  • Những trang phục sử dụng nguyên liệu vải được dệt dày và kín.
  • Có lớp lót
  • Nếu có chức năng chống nước thì càng tốt.

※Ví dụ: áo phao lông vũ, áo manto dày.
xuất khẩu lao động Nhật Bản

② Giữ ấm bằng các món đồ nho nhỏ

Trong việc giữ ấm, quan trọng nhất là giữ ấm cho “3 cổ”, gồm: cổ, cổ tay và cổ chân.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

  • Cổ: hãy mang khăn quàng cổ để tránh gió, nhưng đừng thắt chặt quá nhé.
  • Cổ tay: chọn loại găng tay có thể sử dụng được smart-phone thì sẽ rất tiện lợi.
  • Cố chân: lâu lâu hãy massage cổ chân để máu có thể lưu thông được tốt hơn, và đừng quên mang tất dày và ấm khi ra đường nhé.

Trên đây là những cách giữ ấm đơn giản với quần áo và những món đồ nho nhỏ vào mùa đông. Hãy giữ gìn tốt sức khỏe và có được một mùa đông thật tươi vui, hạnh phúc nhé!!!

Các bản tin khác
scroll top