18/12 | 08:30 |
Chính phủ Nhật quyết định nâng mức hỗ trợ cho công ty điện lực Tokyo lên tới 10.000 tỉ Yên Chính phủ Nhật Bản chỉnh sửa kế hoạch nâng cấp đối với công ty điện lực Tokyo, công ty điện lực đang dần được quốc hữu hóa. Để hỗ trợ chi trả bồi thường cho những người bị nạn, chính phủ Nhật Bản quyết định nâng hỗ trợ tiền vốn tối đa từ 5000 tỉ Yên lên mức từ 9000~10.000 tỉ Yên. Chính phủ Nhật bản tiến hành tái kiến thiết cơ sở hạ tầng công ty điện lực Tokyo, đồng thời sử dụng lợi nhuận trong việc bán cổ phiếu mà công ty điện lực có được tính đến thời điểm 2030 vào việc làm sạch khu vực thiệt hại do động đất, sóng thần khu vực Đông Bắc. Sau thảm họa ở nhà máy nguyên tử hạt nhân Fukushima I, việc tái sử dụng vốn của công ty điện lực Tokyo gặp nhiều khó khăn, chính phủ Nhật Bản quyết định tăng khoản hỗ, vượt mức 1000 tỉ Yên trong tháng 7/2012, thu hồi 50,1% số cổ phiếu do công ty điện lực Tokyo phát hành. Trong dự án tái kiến thiết này, chính phủ Nhật có kế hoạch tái hoạt động nhà máy hạt nhân Kashiwa Zakikariwa (tỉnh Nigata), dự tính sẽ nâng mức lãi suất hàng năm lên 150 tỉ Yên mỗi năm so với lãi suất 107 tỉ Yên được dự tính tầm tháng 3 năm 2015. Theo nguồn tin báo Yomiuri ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
18/12 | 08:00 |
Chi tiêu thương mại thâm hụt, tính đến thời điểm tháng 11/2013, 17 tháng lỗ liên tiếp, ảnh hưởng do nhập khẩu nhiên liệu và đồng yên giảm giá. Ngày 18/12, Bộ tài chính Nhật Bản vừa công bố thống kế thương mại tháng 11. Do có sự sụt giảm về giá cả đồng Yên, nhập khẩu năng lượng tiếp tục được đẩy mạnh, thu chi thương mại chuyển từ xuất khẩu sang nhập khẩu thâm hụt 1292,9 tỉ Yên, kéo dài trong 17 tháng. Mực thâm hụt này tăng 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nếu tính từ năm 1979 đến hiện tại, con số này đạt kỷ lục lớn nhất. Xuất khẩu đạt 5900,5 tỉ Yên, tăng 18,4 %. Trong đó, ô tô tăng 30.1%, nhiên liệu khoáng sản tăng 77,9%, hợp chất hữu cơ tăng 33,1%. Tuy nhiên, nhập khẩu lượng nhập khẩu cũng tăng 21,1%, tương đương với 1993,3 tỉ Yên, tăng cao hơn so với xuất khẩu. Trong đó, dầu thô tăng 34,9%, Gas thiên nhiên ở dạng lỏng (LNG) tăng 37,4%, máy bay tăng 3,4 lần. Lượng xuất khẩu chia theo khu vực cho thấy xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng nhiều, song xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Châu Á, Trung Quốc tiếp tục thâm hụt. Theo nguồn tin báo Sankei ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
18/12 | 08:00 |
Bộ lao động tiến hành bắt buộc đóng các khoản bảo hiểm Ngày 17, bộ quản lý lao động quyết định gửi thông cáo tịch thu tài sản đối với toàn tất cả trường hợp chậm trễ nộp tiền bảo hiểm 13 tháng trở lên, kể cả đối tượng có thu nhập 4 triệu Yên trở lên, thực hiện phương châm bắt buộc tham gia bảo hiểm nhắm nâng cao hiệu quả trong việc đóng bảo hiểm quốc dân. Đối tượng lên tới khoảng 140 nghìn người. Điều này sẽ bắt đầu được thực hiện từ năm 2014. Hiện tại, Bộ lao động cũng đang thực hiện biện pháp cưỡng chế này. Tuy nhiên, do số lượng nhân viên của cơ quan bảo hiểm lương hưu không đủ nên mới chỉ thực hiện được với một số đối tượng nợ nghiêm trọng. Ngay sau khi giấy thông cáo tịch thu tài sản được gửi đi, người nhận được giấy sẽ được hoãn nộp trong một khoảng thời gian nhất định ( theo nguyên tắc là 2 năm ). Trong khoảng thời gian đó, người nhận không nộp khoản bảo hiểm còn thiếu, Bộ lao động sẽ tiến hành thủ tục tịch thu tài sản. Đối với trường hợp chậm trễ nộp bảo hiểm trong năm 2009, đã nhận được giấy thông cáo và đã tiến hành tịch thu tài sản sẽ bị tịch thu tài sản giá trị không vượt quá 0.2% số bảo hiểm đã nộp. Năm 2009, số lượng người không đóng bảo hiểm sau khi đã vượt quá 75% thời gian hoãn đóng bảo hiểm cho phép, khiến tỉ lệ đóng bảo hiểm giảm xuống. Số người nợ bảo hiểm khi đã vượt quá 2 năm lên tới 2 triệu 960 nghìn người (tính đến tháng 3 năm 2013). Theo nguồn tin báo Sankei ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
17/12 | 18:10 |
Có tuyết rơi ở Tokyo, khu vực Kanto Koshin được cảnh báo sẽ có tuyết phủ Theo đài khí tượng, ngày ngày 17/12, do ảnh hưởng của áp suất thấp và không khí lạnh, tầm trưa ngày 18/12, mưa và tuyết sẽ bắt đầu rơi ở diện rộng khu vực Kanto Koshi. Ngay cả các khu vực đồng bằng của Kanto như Tokyo cũng sẽ có tuyết rơi cho đến ngày 19, chính phủ kêu gọi người dân cần chú ý khi tham gia giao thông, do mặt đường dễ bị trơn trượt. Theo thông báo của đài khí tượng, ở khu vực Kanto và Koshin, tuyết rơi nhiều ở các khu vực sát núi, hiện tượng tuyết rơi trong Tokyo đã có cách đây 8 năm, năm 2005. Theo nguồn tin Báo Sankei ngày 17 tháng 12 năm 2013 |
Các bạn thực tập sinh thân mến.
Thế là đã bước vào tháng 12, cái lạnh ở Nhật cũng dần trở lên khắc nghiệt hơn nhiều rồi nhỉ? Ở Nhật, tùy mỗi khu vực mà có nơi có tuyết và có nơi không có tuyết. Các bạn đã bước sang năm thứ 2 và năm thứ 3 thì đã quen với thời tiết như này, nên chắc cũng đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng như áo ấm, giày chống trượt,…rồi nhỉ? Tuy nhiên, đối với các bạn mới qua Nhật lần đầu, ở Việt Nam chưa bao giờ các bạn đi bộ hay đi xe đạp trên con đường phủ đầy tuyết nên hãy thật chú ý khi đi ra ngoài vào ngày có nhiều tuyết rơi, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết sao cho không bị ốm vì lạnh, không bị ngã và không bị thương nhé.
Chuẩn bị áo, giày cho ngày nhiều tuyết rơi
Việc mặc thật ấm vào những ngày này là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên ý thức rằng chú ý không để bị
ngã và bị thương cũng là điều vô cùng quan trọng.
Đội mũ
Khi bị ngã thì việc bảo vệ phần đầu là quan trọng nhất. Đeo
thêm một chiếc khăn dài, ấm áp ở cổ nữa cũng rất tốt.
Đeo gang tay
Ngoài tác dụng làm cho tay bạn ấm hơn, tránh bị trầy xước
khi ngã, thì đeo gang tay ấm cũng là cách để bạn sẽ không
cho tay mình vào trong túi quần khi đang chạy xe nữa.
Đeo giày chống ma sát
Nếu đi những loại giày bằng, nhẵn ở đế hoặc giày cao gót, khi đi ra đường rất dễ bị trơn trượt. Ở những nước có tuyết, người ta thường chuẩn bị giày dành cho mùa đông. Tuy nhiên, nếu không có thì ít nhất cũng nên mua những loại giày ấm hay cổ cao có đế chống trơn trượt.
Những điều chú ý khi đi bộ khi có tuyết
Khi đi ra ngoài vào ngày có tuyết phủ, nên tránh những nơi dễ trơn trượt, không vội vàng, hấp tấp, bước đi cẩn thận.
Tránh kiểu dễ gây nguy hiểm
Khi đi những đoạn đường có tuyết dày, cần phải chú ý dưới chân. Không nên vội vàng, hấp tấp, không vừa đi vừa nghe điện thoại, gây mất tập trung, dẫn đến nguy hiểm. Không nên dùng cả hai tay để bê đồ hay cho hai tay vào túi quần, vì khi ngã sẽ không thể chống tay để bảo vệ được cơ thể. Nên đeo đồ sau lưng hoặc cho vào túi xách.
Không đi xe đạp, xe máy
Do mặt đường dày tuyết, đặc biệt ở những vị trí có đá đông, dễ bị mất tay lái, mất phanh, dễ dẫn đến những tai nạn trầm trọng, nên tuyệt đối không đi xe đạp hay xe máy khi có nhiều tuyết rơi.
(Tỏ sự quan tâm người khác qua việc vệ sinh nhà ở )
Sống ở Nhật, chắc các bạn có những cách riêng để dọn dẹp, vệ sinh căn phòng của mình. Đôi khi công việc thực tập chưa quen, dù muốn dọn dẹp nhưng khi vềnhà, mệt quá bạn chẳng muốn làm gì. Tuy thếnhưng việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa là không thể không làm, nhất là khi bạn ở trong ký túc xá, hay chia phòng với những người bạn khác trong công ty. Khi sống chung, nếu một người lười biếng không vệ sinh sẽ làm phiền những người chung quanh rất nhiều.
Đối với các thực tập sinh phải sống xa nhà, đến Nhật làm việc một mình thì những việc nhà như dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng đều là những việc phải làm. Ban đầu bạn cảm thấy chúng rất phiền toái, nhưng khi đã biết cách làm rồi, bạn thấy chúng cũng dễ làm thôi.
Vệ sinh nhà ở có nhiều cách, chúng tôi xin giới thiệu cách thông thường nhất.
Bước chuẩn bị
① Mở cửa sổ cho gió vào phòng.
② Thu dọn những vật để bừa bãi trong phòng như báo
hay quần áo bẩn.
③ Phân loại rác và những vật không cần dùng.
Bước thực hiện
① Quét rác trên sàn, và tóc, bụi đóng dưới gầm giường.
② Dùng khăn nhúng nước vắt khô lau bụi.
Bỏ rác
Ở Nhật Bản, những quy định vềbỏ rác thay đổi tùy theo khu vực bạn sinh sống, đều được thu gom vào những ngày quy định và quy định vềthu gom rác. Nếu cư dân không tuân thủ các quy định này sẽ gây phiền phức cho rất nhiều người, và không thể tạo quan hệ tốt với những người ở những phố bên cạnh. Việc bỏ rác sai quy định là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái. Bãi bỏ rác không chỉ có mình sử dụng mà còn có nhiều người khác cùng sử dụng nữa nên cần giữ cho sạch sẽ.
Nếu có những điều chưa hiểu rõ vềquy định bỏ rác, bạn nhớ hỏi những người chung quanh nhé.
Vì sao dọn dẹp, vệ sinh nhà ở lại quan trọng?
① Để tránh được bệnh tật
② Nhà là nơi nghỉ ngơi sau những căng thẳng, mệt mỏi trong ngày.
③ Là cách thể hiện sự quan tâm đối với những người xung quanh.
④ Cũng như việc học kỹ thuật, kỹ năng của Nhật Bản, việc rèn luyện cho mình tấm lòng biết nghĩ đến người khác qua việc vệ sinh và sắp xếp gọn gàng đồ vật ở chung quanh, chắc chắn sẽ giúp ích bạn khi phát huy, hay nói vềnhững việc đã học được ở Nhật Bản, sau khi bạn về nước.
Vệ sinh nhà ở là chuyện nhỏ, nhưng không làm không được. Chỉ một chuyện vệ sinh không thôi cũng cho thấy bạn là người biết nghĩ, biết quan tâm đến người khác.