22/1 | 17:11 |
Mùa đông lạnh làm cho giá rau tăng cao Cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông năm nay làm cho giá rau tăng mạnh. Ngay cả tỉnh Chiba và nhiều khu vực trồng rau trên toàn Nhật Bản đều phải tăng giá bán sỉ các loại rau do sinh trưởng chậm vì yếu tố thời tiết. Tại tỉnh Chiba so với năm trước giá rau xà lách tăng 1,6 lần, bắp thảo tăng 1,3 lần. Các vựa rau cũng như các cửa hàng bán lẻ ra sức tìm nhiều biện pháp để có thể hạ giá thành sản phẩm tuy nhiên thời tiết lạnh vẫn không có khuynh hướng ấm lên nên giá thành rau đang tiếp tục trở thành gánh nặng cho túi tiền của các hộ gia đình. Đài khí tượng thủy văn ở khu vực Choshi dự đoán từ cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 2 nhiệt độ sẽ xuống thấp hơn nhiệt độ trung bình mọi năm. Dự đoán có khả năng sẽ có đợt tuyết lớn như đợt tuyết rơi vào giữa tháng 1 và vẫn chưa có được sự trông đợi về sự hạ nhiệt của giá thành các loại rau. Theo nguồn tin báo Sankeishinbun ngày 22 tháng 1 |
23/1 | 10:07 |
Google (Mỹ) đạt doanh thu cao kỷ lục Tập đoàn Google với công cụ tìm kiếm Internet trong buổi phát biểu về doanh thu quý IV năm 2012 cho biết doanh thu quảng cáo trên mạng Internet, doanh thu chủ lực của công ty tăng cao, doanh thu của quý IV năm 2012 đạt 14,4 tỷ USD, tăng 36% so với doanh thu của năm trước, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận cả năm 2012 đạt 2,89 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của năm 2012 đạt 50,17500 tỷ USD, tăng 32% so với năm trước và đây cũng là lần đầu tiên Goolge có được doanh thu vượt mốc 50 tỷ USD. Theo nguồn tin báo Sankeishibun ngày 23 tháng 1 |
25/1 | 11:42 |
1.400.000 người đã nhiễm cúm virut, tăng gấp hai lần so với tuần trước đó
Số người nhiễm cúm virút đang gia tăng mạnh. Theo trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia, trong tuần 14 đến 20 tháng 1, trong 5000 cơ sở y tế trên toàn nước Nhật cứ trung bình một cơ sở y tế tiếp nhận 22,58 bệnh nhân nhiễm cúm virut, cao gấp hai lần so với tuần trước đó (12,07 người). Theo số liệu này ước chừng trên toàn quốc đã có 1.400.000 bệnh nhân nhiễm cúm virut đến khám tại các cơ sở y tế, đây là lần đầu tiên số người nhiễm cúm virut năm nay vượt qua con số 1 triệu người.
Về lứa tuổi bệnh nhân trong số liệu cao nhất là từ 5~9 tuổi chiếm 14,3%, tiếp theo là dưới 30 tuổi chiếm 13,6%, sau đó là từ 0~4 tuổi, 10~14 tuổi, lứa tuổi 20, lứa tuổi 40 cùng là 11,4%. Tỉ lệ trẻ em đi khám bệnh tại các cơ sở y tế nhi khoa tăng từ 27,5% lên 37,1%. Bệnh cúm virut đang lan rộng ở trẻ em.
Theo nguồn tin từ Cơ sở y tế CB ngày 25 tháng 1 |
31/1 | 11:46 |
Mức lương của năm 2012 thấp nhất so với sau năm 1991 Theo thống kê lao động hàng tháng được Bộ lao động, y tế và phúc lợi xã hội phát biểu vào ngày 31 tháng 1, bình quân tổng tiền lương chi trả bao gồm tiền lương tăng ca và thưởng năm 2012 giảm 0,6% xuống mức 314.236 yên. Mức thấp nhất kể từ năm 1990 khi điều tra này được bắt đầu thực hiện. Mức lương giảm liên tục trong 2 năm vừa qua do nguyên nhân tỉ lệ nhân viên không chính thức với mức lương thấp tăng lên. Con số này đã vượt quá ngưỡng thấp nhất là 315.294 yên của năm 2009, năm chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính Lehman. Theo nguồn tin báo Mainichi Shinbun ngày 31 tháng 1 |
Mặc dù cuộc sống thực tập xa nhà tất bật không cho chúng ta có nhiều thời gian để chú ý đến Tết Việt Nam, tuy nhiên cứ mỗi độ xuân sang tết đến bất chợt lòng chúng ta lại khắc khoải hướng về quê nhà với đầy ắp tình cảm thương yêu. Vào thời điểm này, gia đình chúng ta ở Việt Nam chắc đang rất nhộn nhịp chuẩn bị tết đến phải không các bạn? Năm nay xa nhà chúng ta hãy cùng hướng về tết Việt Nam bằng cách cùng ôn lại những phong tục Tết thân thiết của Việt Nam nhé. Đồng thời, nếu có dịp nói chuyện với người Nhật, các bạn hãy giới thiệu cho mọi người biết về các phong tục Tết của đất nước chúng ta nữa nhé. |
*Ý nghĩa của Tết Việt Nam
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam. Dù ai đi đâu làm gì thì Tết đều quay về quây quần bên bố mẹ và cùng đón tết với gia đình. Về mặt tín ngưỡng, tết là dịp tổ tiên quay về đón tết cùng với con cháu, nên vào dịp Tết người Việt Nam mỗi ngày đều dâng đồ ăn đến bàn thờ tổ tiên, sau khi tổ tiên ăn xong, gia đình xin đồ ăn xuống như là món quà của tổ tiên gửi lại. Tết là thời gian mà con cháu bày tỏ tấm lòng kính trọng đến tổ tiên và cầu xin cho một năm mới an bình, hạnh phúc.
1) Tiễn ông Táo về trời
Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, tại bếp của mỗi gia đình có ba vị thần là 1 bà táo và 2 ông táo. Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo vềtrời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Để ông Táo đi được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo vềvào chiều ngày 30 (hoặc 28, 29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.
2) Hoa tết
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ, Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet…Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.
3) Tống cựu nghênh tân
Có thể hiểu nôm na là "đón cái mới - tiễn cái cũ", bằng cách dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc những đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới - quần áo mới, vật dụng mới... Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố. |
4) Đi lễ chùa đầu năm
Cũng giống như Nhật Bản, Việt Nam cũng có phong tục đi lễ chùa đầu năm. Đến chùa người Việt Nam dâng hương và cầu nguyện bình an cho năm mới. Bên cạnh đó cũng có phong tục xin quẻ săm đầu năm để dự đoán xem năm mới sẽ như thế nào.
5) Gói bánh chưng bánh tét
Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ vềcội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói bánh mà mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.
6) Xông nhà, xông đất, chúc tết
Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt. Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... |
Chỉ lưu ý để lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc cóc sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay căn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi...
7) Mừng tuổi Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng vềvật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát... |
Chào các bạn Thực tập sinh kỹ năng Các bạn đã thử sử dụng bồn tắm kiểu Nhật, Nhà tắm công cộng hay Suối nước nóng chưa? Tại ký túc xá các bạn ở, phần lớn đều có gắn kèm bồn tắm nhưng người Việt Nam thì thường tắm vòi sen nên có lẽ các bạn khó quen với tắm bồn phải không? Bồn tắm thì có gắn liền trong nhà ở riêng và nơi có bồn tắm dạng lớn hơn thì có Nhà tắm công cộng và Suối nước nóng. Bồn tắm là vật không thể thiếu vào mùa đông lạnh giá ở Nhật Bản. Vì vậy, Bản tin Kaizen số này chúng ta hãy cùng nhau học cách sử dụng bồn tắm kiểu Nhật và các bạn nhất định hãy sử dụng thử xem thế nào nhé. |
1) Bồn tắm
Tại Nhật Bản, phòng tắm gồm nơi chứa nước nóng và nơi để tắm rửa cơ thể. Nơi chứa nước nóng (bồn nước nóng) dùng để làm ấm cơ thể, tuyệt đối đừng bao giờ cọ rửa cơ thể hoặc gội rửa xà phòng còn dính trên người trong bồn tắm. Cách dùng bồn tắm là ngâm ấm cơ thể trong bồn một lần xong rồi ra khỏi bồn để tắm rửa cơ thể, lấy gáo múc nước nóng trong bồn ra để xối sạch xà phòng,v.v.. dính trên cơ thể, sau đó vào lại bồn tắm để ngâm cơ thể. Ngoài ra, vào mùa hè cơ thể dễ ra nhiều mồ hôi hoặc khi đi làm về người lấm bẩn nhiều thì phải tắm rửa cơ thể xong rồi mới vào bồn tắm. Trong gia đình người Nhật, mọi người lần lượt sử dụng phòng tắm theo thứ tự, do đó, người nào sử dụng phòng tắm trước thì phải để ý giữ sao cho nước không bị bẩn để người sau có thể sử dụng. Do đó, không được nhúng khăn tắm vào trong bồn. |
|
Nếu quen với cách tắm bồn của người Nhật thì bạn sẽ thấy rất thích. Đặc biệt khi làm ấm cơ thể thì máu sẽ lưu thông tốt, không những chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp làm tan biến đi sự mệt mỏi, đồng thời giúp ngủ ngon. Chúng ta hãy tập thói quen tắm bồn mỗi ngày nhé. Ngoài ra, có người cắt và bỏ tóc trong phòng tắm, việc này là nguyên nhân dẫn đến gây nghẹt ống thoát nước nên tuyệt đối chú ý.
2) Nhà tắm công cộng, Suối nước nóng Ngoài ra, Nhật Bản còn có nhà tắm công cộng, suối nước nóng là nơi có phòng tắm rộng hơn. Nhật Bản là đất nước của núi lửa do đó có thể là tại nơi các bạn mình đang thực tập có suối nước nóng. Mỗi suối nước nóng có những đặc sắc của nó, có lợi cho sức khỏe nên các bạn hãy đi thử xem nhé. Về cơ bản, cách sử dụng nhà tắm công cộng hoặc suối nước nóng thì cũng tương tự như tắm bồn. Vì có nhiều người sử dụng nên không được làm dơ nước. Ngoài ra, khác với hồ bơi, nếu chạy nhảy, đùa giỡn thì dễ bị trượt nguy hiểm và làm phiền đến những người xung quanh nên hãy lưu ý nhé. Ở nhà tắm công cộng hay suối nước nóng thì có nhiều người ra vào sử dụng nên tiền bạc, đồ vật quý giá không nên để ở phòng thay đồ mà hãy cất trong tủ có khóa hoặc gửi lại tại quầy tiếp tân nhé. |
Tham khảo tài liệu "Hướng dẫn đời sống tại Nhật Bản", JITCO phát hành tháng 4 năm 2010