19/03/2019
2951
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 111
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
Phong bì chúc mừng truyền thống của Nhật Bản
Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Các bạn độc giả thân mến,
Tại Việt Nam, chúng ta hầu như chỉ quan tâm đến nội dung bên trong phong bì chúc tụng mà ít khi để ý đến về ngoài của chiếc phong bì đó nhỉ? Nhưng suy nghĩ của người Nhật thì lại khác hẳn về vấn đề này. Tại Nhật, hình thức của chiếc phong bì rất quan trọng, thể hiện sự trân trọng của người tặng đến người được tặng.

Trong Bản tin KAIZEN tháng này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những chiếc phong bì chúc tụng của Nhật Bản nhé.

① Pochi-fukuro (phong bì tí hon)

Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Phong bì này là loại phong bì dành riêng cho đợt năm mới. Chữ “pochi” được lấy trong một từ địa phương của khu vực Kansai, có nghĩa là “nhỏ, tí hon”, và nó cũng bao hàm ý nghĩa rằng là “tuy ít ỏi, nhưng đây là lời chúc mừng đầu năm mới”.

Những hoa văn trên phong bì pochi này rất đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại.

② Phong bì chúc mừng

1. Phong bì chúc mừng “Kết hôn”

Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thường tiền mừng kết hôn sẽ được bỏ vào trong phong bì có chữ “THỌ” và trao trực tiếp cho gia chủ.
Ngoài ra, số tiền thường được bỏ vào trong phong bì sẽ là số lẻ, như là 10.000JPY, 30.000JPY, 50.000JPY. Ngoài ra, dây buộc phong bì sẽ là loại mizuhiki được cho là “đã buộc vào rồi thì không thể gỡ ra được”.

2. Phong bì chúc mừng “Sinh nở, Nhập học, Chuyển nhà”

Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những phong bì được dùng cho việc chúc mừng mà không phải là Kết hôn thì sẽ được viết chữ “NGỰ CHÚC”. Hình thức cũng khá đa dạng, từ chúc mừng sinh nở bình an, hay chúc mừng nhập học, tùy theo mỗi thể loại sẽ có nhiều kiểu phong bì khác nhau.

③ Phong bì hương điển, chia buồn (phong bì tang lễ)

Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trong trường hợp những người có quan hệ gần gũi qua đời, thì người Nhật có thói quen sẽ đưa tiền viếng. Tuy nhiên, vì tính chất đau buồn của buổi tang lễ, nên các phong bì dùng cho tang lễ đều không lòe loẹt, chỉ có hai màu đen trắng và có ghi chữ “HƯƠNG ĐIỂN PHÚC”.

Ngoài ra, tùy theo tôn giáo của gia chủ mà sẽ có sự khác biệt.

Khi đến Nhật Bản và được mời tham dự vào các sự kiện vui buồn tại đây, thì chúng ta hãy chú ý để sử dụng phong bì cho đúng nhé. Chắc chắn điêu đó sẽ giúp người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn!!!

Nghệ thuật tỉa chả cá hấp

Ở Nhật có rất nhiều món ăn ngon, trong đó có một món mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ siêu thị nào, đó là món chả cá hấp kamaboko.

Không chỉ hương vị thanh, ngon miệng, mà từ chả cá hấp, các bà nội trợ Nhật Bản có thể tỉa tạo hình thành nhiều hình dạng khác nhau rất đẹp mắt.

Có nhiều hình dạng rất khó, nhưng cũng có những cách tỉa rất dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Chúng ta hãy cùng nhau thử xem sao nhé!

Lá cây Cúc mâm xôi Vương miện
Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Hoa trà Thỏ trắng Hoa hồng
Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Hoa lan Lưới đan tay Bươm bướm
Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Cách tỉa chả cá hấp thành vương miện

1. Cắt một lát chả cá hấp.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản
2. Tỉa chả cá hấp thành từng sợi dày khoảng 8mm, chừa khoảng 5mm để các sợi không bị rời ra. Sau đó cứ cách một sợi lại cuộn một sợi lại và nhét vào tận trong cùng của nếp gấp.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản
3. Sau khi nhét vào xong hết thì hơi cuộn tròn miếng kamaboko lại, chỉnh lại cho đều và HOÀN THÀNH!!!!
Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Khi được nhìn thấy các món ăn đẹp, thì con người ta ai cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, đúng không các bạn?

Hình ảnh: Internet

Các bản tin khác
scroll top