Quốc thực của Nhật Bản
Sushi được xem là biểu tượng của ẩm thực Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo. Người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi.
Hương vị món ăn Nhật
Người Nhật coi trọng hương vị tự nhiên, do đó ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng khơi dậy hương vị của các nguyên liệu trong món ăn. Đặc trưng hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa.
Triết lý ẩm thực Nhật Bản
Mọi món ăn Nhật đều tuân thủ nguyên tắc “tam ngũ”: ngũ vị – ngũ sắc – ngũ pháp.
Ngũ vị: Là sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng.
Ngũ sắc: bao gồm 5 màu sắc trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).
Ngũ pháp: là 5 phương pháp nấu ăn bao gồm sống, hầm, nướng, chiên, hấp.
Giá trị dinh dưỡng
Đồ ăn Nhật chứa ít calories nhưng rất nhiều dinh dưỡng. Các món ăn thường gồm đậu nành, nước dùng nấu từ cá, rau và các phụ gia theo mùa. Do vậy, ẩm thực Nhật Bản không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Thông điệp ẩm thực
Ẩm thực Nhật Bản không chỉ là món ăn hàng ngày đầy dinh dưỡng mà còn thể hiện thông điệp nhất định. Một số món ăn có ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc tốt lành gửi đến mọi người: Rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, đậu hũ với lời chúc mạnh khoẻ, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tôm biểu tượng cho sự trường thọ…
Phép lịch sự trên bàn ăn
Đối với văn hóa ẩm thực Nhật Bản, họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng cơm. Nó có nghĩa là "xin mời" như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu “gochiso sama deshita” có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Bạn thấy đấy, ẩm thực Nhật Bản cũng thú vị như văn hóa và truyền thống của nước này. Ẩm thực Nhật Bản có lịch sử và văn hóa riêng của nó. Và bạn có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ chính những món ăn.
Nguồn: Sưu tầm internet.