17/09/2015
10759
0
Lắng nghe hiệu quả để giao tiếp thành công

ESO - Lắng nghe là khả năng nhận được thông điệp một cách chính xác trong quá trình giao tiếp. Lắng nghe là chìa khóa cho tất cả các cuộc giao tiếp hiệu quả, nó là một phần quan trọng tạo nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Không có khả năng lắng nghe thông điệp hiệu quả dễ dẫn tới sự hiểu nhầm, cuộc giao tiếp bị phá vỡ và người gửi thông điệp có thể cảm thấy thất vọng và thiếu kiên nhẫn.

1. Ngừng nói
"Nếu chúng ta được cho rằng cần nói nhiều hơn lắng nghe, chúng ta sẽ có hai cái lưỡi và một chiếc tai.”  Mark Twain.
Đừng nói nhiều, hãy lắng nghe. Khi một ai đó đang nói, hãy lắng nghe những gì họ nói, đừng ngắt lời họ, chen ngang lời họ. Đừng làm vậy, mà chỉ lắng nghe. Khi một người khác kết thúc câu chuyện, bạn có thể làm rõ ràng để đảm bảo bạn đã nhận được thông điệp của họ một cách chính xác.
 
2. Chuẩn bị tinh thần lắng nghe

Thư giãn. Tập trung vào người nói. Đặt những thứ khác ra khỏi tâm trí. Tâm trí con người có thể dễ dàng bị phân tâm bởi những tư tưởng khác - ăn gì vào bữa trưa, khi nào cần bắt chuyến tàu, trời sẽ mưa chứ?... cố gắng đặt những suy nghĩ khác ra khỏi đầu bạn và tập trung vào thông điệp đang được truyền đạt.
 
3. Để người nói cảm thấy thoải mái

Giúp người nói cảm thấy tự do nói chuyện. Nhớ những nhu cầu và quan tâm của họ. Gật đầu hoặc sử dụng cử chỉ hoặc từ ngữ để khuyến khích họ tiếp tục. Duy trì giao tiếp bằng mắt nhưng đừng nhìn chằm chằm. Điều đó chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe và thấu hiểu những gì đang được nói.
 
4. Tập trung

Tập trung vào những gì đang được nói: đừng vẽ nguệch ngoạc, gấp giấy, nhìn ra cửa sổ hoặc tương tự. Tránh những gián đoạn không cần thiết. Những hành vi làm gián đoạn quá trình lắng nghe và gửi thông điệp cho thấy bạn đang buồn chán hoặc mất tập trung.  
 
5. Thông cảm
Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Xem xét vấn đề từ quan điểm của họ. Bỏ qua những định kiến. Bằng việc có một suy nghĩ cởi mở, chúng ta có thể thông cảm hơn với người nói. Nếu người nói nói điều gì đó bạn không đồng ý, hãy đợi và đóng góp quan điểm phản đối sau nhưng luôn giữ một suy nghĩ cở mở với ý kiến và quan điểm của người khác.
 
6. Kiên nhẫn

Một sự ngắt quãng, thậm chí là ngập ngừng khá lâu, điều đó không nhất định có nghĩa là người nói đã kết thúc. Hãy kiên nhẫn và để người nói tiếp tục, đôi khi sẽ mất thời gian để dự định những gì sẽ nói và nói như thế nào. Đừng bao giờ làm gián đoạn hoặc kết thúc câu nói của người khác.
 
7. Tránh định kiến cá nhân

Cố gắng cư xử công bằng. Đừng trở nên bị kích động hoặc để thói quen hoặc cách sống của người khác làm bạn phân tâm khỏi những gì họ đang nói. Mỗi người có cách nói khác nhau - ví dụ, một vài người lo lắng hoặc nhút nhát khi nói chuyện với người khác, một số có thể có nhiều cử chỉ bằng tay, một số lại thích nói nhanh, những người khác muốn ngồi yên tĩnh. Tập trung vào những gì đang được nói và cố gắng bỏ qua phong cách truyền đạt.
 
8. Lắng nghe giọng điệu

Âm lượng và giọng điệu được thêm vào những gì một người đang nói. Một người giao tiếp tốt sẽ sử dụng cả hai thứ này trở thành lợi thế của họ để cuốn hút người nghe. Mỗi người sẽ sử dụng lợi thế về âm thanh, giọng điệu của mình trong những tình huống cụ thể. Điều đó giúp bạn hiểu sự nhấn mạnh những gì đang được nói.
 
9. Lắng nghe ý tưởng - không phải từ riêng lẻ

Bạn cần nắm được toàn thể bức tranh của câu chuyện, không chỉ là những phần riêng lẻ. Có thể một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc lắng nghe là khả năng kết nối những phần nhỏ trong chuỗi thông tin thành một ý tưởng tổng thể. Với sự tập trung điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 
10. Chờ đợi và quan sát các giao tiếp phi ngôn ngữ

Cử chỉ, nét mặt và cử động mắt tất cả có thể rất quan trọng. Chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn bằng mắt – quan sát và tiếp nhận các thông tin được truyền đi qua giao tiếp phi ngôn ngữ.

Theo skillsyouneed.com

scroll top