Không được thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Việc làm là yếu tố cốt lõi của một xã hội ổn định. Chính sự thất nghiệp dẫn đến nghèo khó và nghèo khó bóp méo giá trị con người. Không một xã hội nào có thể tốt đẹp nếu cán cân lao động nghiêng về đội ngũ thất nghiệp, không việc làm, không tự tạo ra giá trị lao động nhưng vẫn có nhu cầu hưởng thụ. Trong xã hội chênh lệch cán cân lao động đó, người đi làm phải “bao cấp” cho người thất nghiệp hoặc người thất nghiệp phải đi ngược lại những giá trị chuẩn mực đạo đức con người để có được tiền, của cải, vật chất thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Các vấn nạn trộm, cướp, lừa đảo, lao động trái phép,… sinh ra từ thất nghiệp.
Thị trường việc làm tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhiều bạn trẻ đã tốt nghiệp sau một, hai năm vẫn chưa có việc làm ổn định. Thay vì chấp nhận làm những công việc trình độ chuyên môn thấp, họ bằng lòng đứng vào hàng ngũ của những người thất nghiệp.
Từ chối một công việc trình độ chuyên môn thấp, lương thấp không có nghĩa là tự trọng mà chỉ là cái cớ của sự lười biếng. Tự trọng thực sự là có một công việc chân chính, sống bằng năng lực của mình không để người khác “bao cấp”, cũng không vì thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà bỏ qua giá trị chân - thiện - mỹ làm những việc trái lẽ thường, trái pháp luật.
Chương trình Thực tập kỹ năng tại Nhật là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam trau đồi kiến thức, kỹ năng, trình độ Nhật ngữ để sau ba năm làm việc, học tập nghiêm túc, trở về Việt Nam các bạn trẻ sẽ tìm được công việc với mức lương ổn định.
Chìa khóa thoát khỏi nghèo khó
Nếu người Nhật giàu vì sản xuất, người Singapore giàu vì dịch vụ thì người Việt Nam nghèo vì tiêu thụ. Thay vì chủ động học hỏi công nghệ, kỹ thuật như người Hàn Quốc, người Trung Quốc đã từng học từ người Nhật để tự sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, sau đó xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước thì người Việt Nam thiên về tâm lý thích tiêu thụ, bị động nhập khẩu hầu hết các sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến với giá thành cao; và đa phần chỉ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô, có sẵn như than đá, dầu mỏ,...
Tài nguyên thiên nhiên rồi sẽ cạn kiệt, chỉ tài nguyên con người mới có thể đắp bồi. Nếu nói sức lao động là một loại hàng hóa quí thì sức lao động của người Việt còn ở dạng thô chưa qua tinh chế nên chưa được đánh giá cao trên thị trường, chính vì thế cần trau dồi kỹ năng làm việc để tăng giá trị lao động.
Ý nghĩa sâu xa của chương trình Thực tập kỹ năng tại Nhật là để thế hệ trẻ Việt Nam học được niềm yêu thích với hoạt động sản xuất, học kỹ năng làm việc của người Nhật và tiếng Nhật để làm giàu cho chính mình. Tiền, giá trị lao động tỷ lệ thuận với kỹ năng làm việc. Tăng kỹ năng làm việc sẽ tăng giá trị lao động và kiếm được nhiều tiền nhưng chìa khóa để kiếm tiền và thoát khỏi sự nghèo khó là tinh thần học hỏi, thái độ làm việc tích cực, chủ động, trước khi thụ hưởng vật chất và tiện ích phải tạo ra vật chất và tiện ích bằng cách làm việc.
Đa số người trẻ đều có thái độ dè dặt trước những câu hỏi mang tính xã hội như “Tại sao Việt Nam lại nghèo? Tại sao hiện nay báo chí đưa tin về những hiện tượng suy giảm đạo đức ở một số bộ phận người Việt?” Nhưng trong mỗi giờ học Oden tại KaizenYoshidaSchool lại thấy được hình ảnh của những người trẻ hào hứng, đầy tinh thần trách nhiệm và khao khát hướng đến điều tốt đẹp. Điều đó chứng tỏ rằng không phải người trẻ hời hợt mà vì họ cần một môi trường khích lệ và lắng nghe người trẻ nói như môi trường được tạo ra từ những giờ Oden của KaizenYoshidaSchool.