12/09/2019
8106
0
Nhìn lên mặt Trăng, bạn thấy gì? Câu chuyện về một Trung thu rất khác ở Nhật Bản

Trăng tròn trong tiếng Nhật là Mangetsu (満月), tuy nhiên trăng tròn vào tháng 8 âm lịch sẽ được gọi là Chuushuu no Meigetsu (Trăng rằm trung thu/ 中秋の名月). Chuushuu có nghĩa là giữa mùa thu và Meigetsu là mặt trăng lớn.

Đêm trăng tròn vào trung thu được gọi là Juugoya (十五夜) – Đêm thứ 15.

Bên cạnh việc thưởng thức vầng trăng tròn và sáng, trăng rằm trung thu đối với người Nhật còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Vào thời xưa, đó là thời điểm người nông dân mừng ngày đầu tiên của mùa gặt. Ngày nay, người Nhật thưởng thức đêm trăng rằm với tsukimi-dango (月見団子 – bánh gạo nếp có hình trăng rằm) và susuki (ススキ) – tên một loại cỏ.

Trong một vài tôn giáo, người ta thay bánh gạo bằng khoai tây, tượng trưng cho sự đủ đầy.

Ảnh allabout.co.jp

Phong tục ăn mừng Trung thu du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc ở thời nhà Đường, tương đương với thời kỳ Heian, bắt nguồn từ giới quý tộc, sau đó lan tới giới Samurai và người dân thường như một sự kiện thường niên.

Mỗi khi nhìn lên mặt trăng, bạn thấy gì?

Ở Việt Nam người ta cho rằng trên cung trăng có chị Hằng Nga và chú Cuội ngồi gốc cây đa. Ở Trung Quốc là thỏ ngọc. Còn ở Nhật Bản, đó là hình ảnh hai chú thỏ đang giã bột làm bánh Mochi.

Ảnh wabisabi-nihon.com

Bạn có thể thấy hình ảnh biểu tượng này tại các cửa hàng đồ ngọt truyền thống của Nhật.

Để hiểu hơn về Tết Trung thu của Nhật Bản mời các bạn xem video Khám phá Nhật Bản dưới đây nhé!

Trung thu đang đến rất gần rồi! Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho trung thu năm nay chưa?

Tham khảo Iromegane  

scroll top