Coi trọng “công việc muốn làm trong tương lai” hơn “điều mình đã học”
Tại Nhật Bản, các công ty luôn có tư tưởng sẽ đào tạo nhân viên từ con số 0. Chính bởi vì thế, nên những nhà tuyển dụng có xu hướng coi trọng việc “người này muốn trở thành người như thế nào, trong tương lai muốn làm công việc gì” hơn là “người này đã học gì trong trường”.
Chính vì vậy, nên cho dù một học sinh có được thành tích vô cùng xuất sắc đi chăng nữa, nhưng lại mơ hồ không biết trong tương lai mình muốn trở thành người như thế nào, muốn làm gì thì sẽ không được đánh giá tốt.
Coi trọng “thường thức” hơn là “cá tính”
Những học sinh đang trong quá trình tìm việc tại Nhật thường chỉ mặc “vest xin việc”, và nhuộm đen tóc. Nhật Bản đòi hỏi sự “công bằng tuyệt đối” trong quá trình tuyển chọn, nên các học sinh cần phải có được sự bắt đầu giống nhau. Ngược lại, nếu các học sinh mặc quần áo bắt mắt, xách túi hàng hiệu, đeo trang sức nổi bật sẽ bị đánh giá là “không có thường thức”.
Ngoài ra, có rất nhiều những quy tắc trong quá trình đi xin việc. Khả năng có thể được tuyển dụng của một học sinh đi xin việc mà không tìm hiểu gì về những quy tắc này là vô cùng thấp.
Coi trọng “con người” hơn là “tri thức, kinh nghiệm”
Tại Nhật Bản, các công ty thường thích những nhân viên “phù hợp với công ty”, hoặc “có thể cống hiến lâu dài cho công ty” hơn là những nhân viên “ưu tú”. Thêm nữa, hầu hết các giám đốc của Nhật luôn cho rằng “công việc là thứ không thể hoàn thành một mình”, vì vậy, họ có xu hướng đánh giá cao những người có thể làm việc một cách ăn ý với những người xung quanh” hơn là những người “có khả năng làm việc”.
Chính vì thế, những học sinh luôn khẳng định việc “mình có thể làm việc một cách xuất sắc” thì ngược lại, lại khó có thể được lựa chọn.
Hãy lý giải về bản thân, về đối phương thật kỹ, và tìm ra được một công việc phù hợp với mình nhất, các bạn nhé! Đó chính là một bước rất lớn để ta có thể tiến tới một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.