20/08/2018
4653
0
[Khám phá] Mùa leo núi Phú SĨ

Nhật Bản đang bước vào kỳ nghỉ lễ dài trong năm. Và đây cũng là thời điểm lý tưởng trong năm để những ai muốn khám phá trải nghiệm có thể thực hiện hành trình chinh phục núi Phú Sĩ.

Leo núi Phú Sĩ là một loại thử thách cho những ai muốn chinh phục độ cao, mang lại nhiều cảm giác cho người leo khi đặt chân lên đỉnh núi. Nhưng để có một chuyến leo núi an toàn, có nhiều kỉ niệm đẹp chúng ta cũng cần tìm hiểu một chút về núi Phú Sĩ và lên kế hoạch để leo núi nhé.

Ở bài viết này, Esuhai sẽ chia sẻ cho các bạn một vài bí kíp để có chuyến leo núi an toàn và thành công. Các bạn chuẩn bị sang Nhật cũng nên tham khảo để khi sang Nhật có sự chuẩn bị tốt và sẵn sàng cho hành trình chinh phục Phú Sĩ khi có dịp nha.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất nước Nhật Bản (3776m), đỉnh núi quanh năm phủ tuyết trắng, nhiệt độ tại đỉnh núi Phú Sĩ dao động 5-80C, cái lạnh còn khắc nghiệt hơn gió lạnh.

Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo.

Balo: nên chọn loại gọn nhẹ, không thấm nước, chắc chắn

Giày thể thao: nên chọn giày chuyên dụng, nếu không có thì mang giày thể thao, nhưng phải vừa chân, thoải mái, đế bằng và độ ma sát cao

Găng tay: nên chuẩn bị găng tay len, có độ bám dính và ma sát cao. Đề phòng trời mưa thì nên chuẩn bị thêm găng tay không thấm nước.

Quần áo: nên mặc quần áo chuyên dụng, thoải mái, co giãn tốt. 

+ Nên mang theo áo ấm vì trên đỉnh núi rất lạnh. 

+ Đề phòng trời mưa nên mang theo áo mưa. 

+ Chuẩn bị thêm khăn bông lớn để thấm mồ hôi , chống cháy nắng vùng gáy.

+ Mũ len 

Đèn chiếu sáng: nên chọn loại đèn headlamp, vì đường trên núi không có đèn chiếu.

Thuốc: nên chuẩn bị thuốc cảm cúm và thuốc hạ sốt đề phòng việc thay đổi đột ngột của thời tiết có thể làm bạn cảm hoặc đuối sức. Nên chuẩn bị thêm 1 bình oxi loại nhỏ đề phòng khi bị choáng do thiếu khí.

Những vật dụng khác cần chuẩn bị: Mũ nón rộng vành, đèn pin, gậy, kính mắt, nước uống loại chứa chất điện giải, bổ sung ion và thức ăn nhẹ như lương khô, cơm nắm, socola,…để đề phòng không hợp với đồ ăn ở trạm nghỉ.

Chuẩn bị về thể lực

Vì đây là ngọn núi cao, có thể khiến chúng ta mệt khi leo, mặc dù có các trạm nghỉ nhưng chúng ta cũng nên chuẩn bị thật tốt về sức khỏe.

Tập luyện hàng ngày: đi bộ, gym để có sức khỏe tốt

Thử leo lên 1 ngọn núi gần nhà trước.

+ Đây là con đường nhiều người đi nhất, có trạm xe bus từ trung tâm TOKYO và NAGOYA, mất khoảng 6 tiếng để lên núi Phú Sĩ. Có nhiều hàng quán ven đường.

+Điểm xuất phát: Trạm số 5.

Trên đỉnh có ngôi đền Kuzushi – jinja, tại đây bạn có thể xin ấn. Bạn có thể tìm thấy các quán nhỏ và một hòm thư trên đỉnh.

+ Đường xuống là một đường khác với đường lên.

Đây là đường ngắn nhất lên đỉnh núi, nhưng nó có nhiều đoạn dốc. Đường lên và đường xuống là giống nhau. Một điểm cần chú ý là sẽ không ngắm được mặt trời mọc nếu không lên tới đỉnh.

Xuất phát từ trung tâm Guidance center, nơi có tượng của ông John Rutherford Alcock, người nước ngoài đầu tiên leo lên đỉnh núi Phú Sĩ. Bạn sẽ leo lên một con đường đầy cát và sỏi. Trên đường đi lên bạn có thể thấy được núi Hoei-zan phía dưới. Lên tới khoảng 3000 mét, đường đi không còn cát nữa mà toàn là đá. Tới trạm số 8 (khoảng 3250 mét) có trạm cứu hộ núi Phú Sĩ, nơi mà những du khách gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được giúp đỡ.

Trên đỉnh núi có vài quán nhỏ và có ngôi đền Okunomiya.

Đường xuống giống như đường đi lên, khi đi xuống hãy chú ý, nhường đường cho những người leo lên sau.

Nên đi theo đoàn

Đường leo núi Phú Sĩ khá dài và nhiều chặng, cho nên bạn đừng bao giờ đi một mình cả, rất dễ bị lạc đường. Có tổng cộng 10 trạm nghỉ trên núi Phú Sĩ, mỗi trạm cách nhau khoảng 30 phút đi bộ. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi, ăn uống và mua đồ lưu niệm hoặc vật dụng leo núi cần thiết, nhưng giá sẽ khá cao.

Nếu bị đi lạc, bạn nên đứng nguyên tại chỗ chờ người trong đoàn đến tìm hoặc dùng ký hiệu để đánh dấu đường đi, tránh việc không nhận ra điểm mình vừa đứng lúc trước. 

Nên giữ ấm cơ thể và tiếp thêm năng lượng khi cần

Càng lên cao sẽ càng lạnh và không khí rất loãng, cho nên bạn khi lên đến tầng 5 bạn phải mặc thật ấm, mặc áo mưa và bổ sung năng lượng trước khi khởi hành hành trình chinh phục núi Phú Sĩ, Nhật Bản của mình. Khi cảm thấy khó thở thì phải sử dụng bình ô-xi ngay nếu không sẽ bị ngất và choáng.

Đồ ăn nên được giữ trong hộp giữ nhiệt nếu bạn không muốn ăn đồ khô cứng, lạnh lẽo trên núi Phú Sĩ. Tuy nhiên bạn cũng có thể mua đồ ăn ở trạm nghỉ.

Đoạn đường từ tầng 5 đến tầng 6 khá dễ đi. Nhưng tần 7 là vách núi dựng đứng, yêu cầu bạn phải di chuyển cẩn thận và không được nghỉ. Đến trạm 8, 9 và 10 hành trình sẽ khó khăn hơn, bởi đường đi gập ghềnh, nhiều sườn dốc, không có chỗ nghỉ chân, trạm nghỉ cũng cách nhau rất xa.

Chúc các bạn có chuyến leo núi thú vị và an toàn nhé!

scroll top