10/07/2018
9849
0
Học người Nhật cách cúi đầu

Trong quan niệm của nhiều người, “cúi đầu” là hành động tạ lỗi, thậm chí là sự nhẫn nhục, là biểu hiện cho thấy mình thấp kém hơn người đối diện. Nhưng cái cúi đầu lại được xem là một cử chỉ vô cùng quen thuộc hàng ngày và quan trọng của người Nhật.

Cúi đầu xuống không chỉ là hành động cụ thể mà còn là cách hành xử giữa người với người. 

Với người Nhật, cúi đầu không chỉ là sự tạ lỗi, cúi đầu còn là một lời chào, lời cảm ơn và đặc biệt là sự tôn trọng với người đối diện. Cúi đầu chính là biểu hiện của tinh thần học hỏi, cầu tiến, thừa nhận sự bình thường, yếu kém của bản thân để học hỏi những người xung quanh. Vì vậy, cúi xuống ở đây chính là sự khiêm nhường của những người có đạo đức, văn hóa trong xã hội. 

Người Nhật được giáo dục những nghi thức chào hỏi và cảm ơn từ nhỏ. Dù bạn là ai, giữ vị trí nào thì những lời chào hỏi và cảm ơn vẫn cần được trân trọng.

Và vì thế, người ta nhìn thấy hình ảnh một vị Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu chào một nông dân khi đi thăm đồng ruộng. Hai tay ông chạm đầu gối, đầu ông cúi xuống thấp hơn người nông dân.

Người Nhật có một câu thành ngữ thế này: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” (実るほど頭の下がる稲穂かな)

Triết lý cây lúa được người Nhật dạy cho con trẻ từ thủa ấu thơ, dù ở đâu, làm gì cũng phải sống như cây lúa, lúc hạt lép thì phải ngóc lên, khi hạt đầy, chín và chắc thì trĩu xuống. Làm người, khi còn đói nghèo hay kém cỏi thì càng phải biết vươn lên, vượt khó vượt khổ, khi no đủ giàu có, hay giỏi giang thành đạt thì nên biết khiêm nhường cúi đầu, không tự cao, kiêu ngạo.

Trong văn hóa của người Nhật có 4 kiểu cúi đầu phổ biến:

  • Chào kiểu Shazaikaiken: Cúi chào 70 độ, cách cúi chào khi xin lỗi, phạm lỗi với ai đó.
  • Chào kiểu Saikeirei: Chào từ từ, cúi thấp 45 độ là kiểu chào thể hiện sự tôn kính sâu sắc đối với người cấp trên.
  • Chào kiểu Keirei: Chào bình thường 30 độ đối với người cùng trang lứa.
  • Chào kiểu Eshaku: cúi chào khoảng 15 độ đối với cấp bậc thấp hơn.

**************************

Ở KaizenYoshidaSchool, bài học đầu tiên mà các học viên được chỉ dạy chính là bài học về cúi đầu và nụ cười. 

Mỗi ngày, như một thói quen, học viên biết cúi chào từ chú bảo vệ, cô lao công, anh chị nhân viên đến thầy Hiệu trưởng. Và ngược lại, mỗi ngày trước giờ vào lớp, mọi người lại nhìn thấy hình ảnh các thầy cô đứng chào học viên trước cổng trường; Mọi người cúi đầu với nhau trong những hoạt động học tập, giao lưu, quan hệ tương tác…

Cúi đầu là một loại trí tuệ. Người học rộng, tài cao thì càng thấu được đạo lý khiêm tốn, hiểu được rằng làm người phải học cách “cúi đầu” và người biết “cúi đầu” mới có thể thành công. 

scroll top