29/11/2016
3321
0
Thực tập sinh: Những “nhà ngoại giao nhân dân”

Trong một buổi Oden gần đây dành cho Thực tập sinh, bạn Mai Ngọc Trâm, lớp Esu 160 đã chia sẻ cảm nhận của mình khi tham gia chương trình đào tạo và làm việc tại Nhật Bản tại Esuhai như thế này: “Em cảm thấy rất vui khi được ngồi học ở đây. Từ khi vào trường, em cảm thấy mình giống như một mầm sống không chỉ đơn thuần là giúp bản thân nữa mà còn có thể là giúp ích cho đất nước trong một tương lai không xa. Em đã nhìn thấy một cơ hội rất lớn.

 

Một cơ hội không chỉ để đi kiếm tiền mà cao hơn thế sẽ là cơ hội để trở thành một đại diện của Việt Nam đem những cái hay từ Nhật về ứng dụng trong cuộc sống, trong công việc tại quê nhà. Cái hay ở đây không hẳn là những điều to lớn mà đôi khi chỉ là những điều tưởng như thật nhỏ bé ví như sự sạch sẽ, bảo vệ cảnh quan môi trường. Bởi khi mọi thứ sạch sẽ, tươi đẹp sẽ đem lại những cảm hứng bất tận và khơi nguồn sáng tạo nên những giá trị bất ngờ trong cuộc sống”.

 

 

Trong khi đó, học viên Ngô Văn Lộc, lớp Esu 186 lại tâm sự rằng: “Qua quá trình tìm hiểu Esuhai, em thấy đây là một môi trường tốt để phát triển sự nghiệp. Khi mới bắt đầu học, em có ước mơ nhanh chóng được sang Nhật làm để kiếm thật nhiều tiền. Một thời gian sau, em bắt đầu suy nghĩ xa hơn một chút là khi trở về nước sẽ vào làm trong một công ty Nhật tại Việt Nam. Thêm một thời gian nữa, sau khi xem clip giới thiệu về quá trình phát triển, con đường lập nghiệp của Giám đốc – Hiệu trưởng Lê Long Sơn và tham dự được mấy buổi Oden của thầy thì trong em lại có ước mơ lớn hơn. Em muốn khi sang Nhật sẽ trở thành sứ giả, là người đưa ông chủ Nhật đầu tư sang Việt Nam, trở thành người quản lý trong công ty Nhật, tạo thêm nhiều việc làm cho người Việt Nam ngay trên chính quê hương Việt Nam”. 

 

Trong tháng 7 vừa qua, công ty Esuhai vinh dự được tiếp đón Ban lãnh đạo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đến thăm, làm việc cùng công ty và gặp gỡ các bạn Thực tập sinh đang học tập tại trường Kaizen. 

 

 

Trao đổi cùng các học viên của Kaizen, ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã gửi lời nhắn nhủ chân thành đến các bạn: “Mỗi Thực tập sinh hãy là một nhà ngoại giao nhân dân. Phải tuân thủ quy định làm việc và làm tốt công việc của mình. Hãy học tất cả những gì có thể học mà mình cho rằng điều đó sẽ giúp ích cho tương lai bản thân, cho xã hội. Chính các bạn là những người góp phần đưa hình ảnh tốt đẹp, thân thiện về đất nước và con người Việt Nam tới Nhật. Thông qua đó tạo cơ hội cho các thế hệ thanh niên Việt Nam về sau được đến Nhật học tập và làm việc nhiều hơn”.

 

Điều nhắn nhủ của ông Nguyễn Lương Trào cũng là một trong những điều mà các học viên khi học tập tại Kaizen luôn được thầy cô nhắn nhủ xen kẽ trong các giờ lên lớp và cụ thể nhất là trong các giờ Oden.

 

Giám đốc – Hiệu trưởng Lê Long Sơn là người đã từng đến Nhật học nâng cao về chế tạo khuôn mẫu với mục tiêu ban đầu là trở thành một kỹ sư công nghệ trong lĩnh vực này. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ, thầy có nhiều cơ hội ở lại Nhật Bản để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, khi thời cơ chín mùi, thầy lựa chọn quay trở về Việt Nam mở công ty, mở trường đào tạo tiếng Nhật, đào tạo kỹ năng, tác phong làm việc Nhật Bản và đưa người lao động Việt Nam sang Nhật làm việc, tích lũy kinh nghiệm. Song song đó, thầy cùng Esuhai triển khai tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa cho người lao động Việt Nam ngay trên chính quê nhà.

 

 

10 năm qua, Esuhai đã chắp cánh cho hàng ngàn ước mơ của các bạn trẻ Việt Nam được học tập, rèn luyện kỹ năng và phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản. Dù là một tổ chức tư nhân nhưng Esuhai nhận được sự tin tưởng, ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ rất lớn từ các cấp lãnh đạo hai nước, từ những hiệp hội và các công ty uy tín của Nhật Bản, các tổ chức, cơ quan, ban ngành, trung tâm đào tạo lẫn các doanh nghiệp tại Việt Nam… 

 

Cứ như vậy, thầy cùng Esuhai – Kaizen trở thành cầu nối Việt – Nhật, góp phần không nhỏ để xây dựng một Nhật Bản phồn vinh, một Việt Nam phát triển. 

“Mình là người Việt Nam. Mình phải có niềm tự hào dân tộc. Hình ảnh của Việt Nam không phải là hình ảnh ăn cắp, ăn trộm, trốn bất hợp pháp mà là hình ảnh của sự nỗ lực vươn lên nâng cao tri thức, trình độ, quyết tâm để phát triển bản thân và xã hội. Mong các em đủ sáng suốt để nhận ra sáng – tối, đúng – sai, tốt – xấu, để điều chỉnh được bản thân dù là ở Việt Nam hay Nhật Bản. Để dù khi nhỡ không may mà phải sống cùng người ăn cắp, đối tượng xấu thì cũng không biến mình trở thành người xấu. 

Tại Kaizen các em được đào tạo rất kỹ lưỡng thói quen 5S (vệ sinh) và Horenso (báo cáo, liên lạc, thảo luận). Để tạo thành thói quen này thì chúng ta đã phải thực hiện dọn dẹp vệ sinh ngăn nắp và báo cáo mỗi ngày. Khi các em sang Nhật nhớ tiếp tục duy trì nó để hòa nhập với người Nhật, văn hóa, đất nước con người Nhật Bản. Khi trưởng thành, có thể người giúp đỡ chúng ta thành công sẽ không phải là gia đình mà chính là những người ngoài xã hội. Trở thành người tốt với tất cả mọi người xung quanh, không gây hại, không phá phách hay gây phiền phức cho người khác mà ngược lại luôn giúp đỡ họ khi có thể thì thầy tin dù các em có sống ở đâu, sống với ai sẽ sống tốt.

 

 

Khi sang Nhật, thầy rất mong tất cả Thực tập sinh của Kaizen sẽ tham gia các kỳ thi mà Nhật Bản tổ chức dành cho người nước ngoài như: Kỳ thi năng lực Nhật ngữ, Kỳ thi viết văn, nói chuyện, thi tay nghề… Thông qua các cuộc thi như vậy, các em có thể nâng cao năng lực tiếng Nhật, chuyên môn và thể hiện được tài năng của mình, tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh, đối với những người đã giúp đỡ và đối với đất nước, và con người Nhật Bản - nơi các em sẽ sống.

 

Thầy chúc các em lên đường may mắn, vượt qua khó khăn và cạm bẫy để đạt được kết quả như mong đợi. Nhớ giữ quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô công ty Esuhai - trường Kaizen, đồng nghiệp, sếp ở nơi làm việc và những “người sang” mà mình gặp. Chúc các em thành công nhé!”.

 


scroll top