Trò chơi dân gian Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hoá và lịch sử lâu đời. Những trò chơi này không chỉ là hình thức giải trí mà còn phản ánh nét đẹp văn hoá truyền thống của người Nhật. Mặc dù xã hội hiện đại ngày càng phát triển, những trò chơi này vẫn được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong bài viết, Kaizen sẽ giúp bạn tìm hiểu về 10 trò chơi đặc sắc nhất của Nhật.
Bekuhai
Bekuhai là một trò chơi truyền thống hấp dẫn, thường tổ chức trong các bữa tiệc. Trò chơi yêu cầu người tham gia phải có khả năng uống rượu, bao gồm 3 đồ uống hình mặt nạ: Tengu, Hyottoko và Okame. Trong khi hát, người chơi quay đầu và khi con quay dừng lại, họ phải uống loại đồ uống mà mặt quay đang chỉ vào. Qua đó, mọi người được giao lưu thân thiết với nhau.
Hanafuda
Hanafuda (花札) là một loại bài truyền thống xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Với thiết kế không có số và thời gian chơi ngắn đầy hấp dẫn, Hanafuda thu hút được nhiều người yêu thích. Trò chơi cũng thường được chơi trong dịp lễ hội và đã trở thành biểu tượng văn hoá thường được nhắc đến.
Koma
Koma (駒) là một trò chơi truyền thống trong đó người chơi tạo ra các con quay từ gỗ hoặc kim loại. Người chơi phải làm cho con quay càng lâu càng tốt. Để tham gia trò chơi, bạn cần có sự khéo léo để tranh tài cùng mọi người. Vì thế mà trong văn hoá Nhật Bản, trò chơi này cũng trở thành một phần hết sức quan trọng.
Menko
Trò chơi dân gian Menko đã tồn tại từ thế kỷ 18 và vô cùng phổ biến trong thời kỳ Edo. Menko là đĩa giấy hoặc nhựa với hình ảnh nhân vật nổi tiếng như Ninja, Samurai, nhân vật anime. Người chơi thi đấu bằng cách đánh đĩa của mình để lật đĩa của đối thủ. Nhờ có trò chơi này mà văn hoá cộng đồng của Nhật luôn được nhiều người biết tới.
Hanetsuk
Tương tự như cách chơi cầu lông, Hanetsuki (羽根つき) thường được chơi rất nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán. Có 2 cách chơi: Oibane (đối kháng) và Agehane (sút bóng). Trong Oibane, hai người chơi đứng đối diện nhau và đánh qua lại quả bóng, trong khi Agehane yêu cầu người chơi sút bóng không để nó chạm đất. Trò chơi cực kỳ đơn giản, và thu hút mọi đối tượng.
Fukuwarai
Fukuwarai là một trò chơi cổ xưa, bắt đầu từ thời Edo. Người chơi sẽ bị bịt mắt và ghép các bộ phận khuôn mặt (mắt, mũi, miệng, tai) vào vị trí trên một bức tranh. Kết quả sẽ cho ra những bức tranh vô cùng hài hước., mang lại tiếng cười cho xung quanh, đặc biệt thể hiện sự khéo léo và óc sáng tạo của người chơi.
Ohajiki
Không thể thiếu trò chơi dân gian dành cho trẻ em - Ohajiki. Người chơi sẽ dùng ngón tay để đẩy các viên bi màu sắc, làm sao cho chúng chạm vào với nhau. Khi chơi trò này, trẻ em sẽ được rèn luyện sự khéo léo và tập trung cao độ. Cho đến ngày nay, trò chơi vẫn giữ nguyên được sự hấp dẫn vốn có như ban đầu.
Kendama
Với trò Kendama, người chơi phải sử dụng gậy để bắt bóng vào các cốc. Hơn 1000 kỹ thuật khác nhau được áp dụng vào trò chơi giúp phát triển kỹ năng phối hợp tay - mắt. Nhờ sự đặc biệt này mà Kendama đã trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản được yêu thích trên toàn thế giới.
Takoage
Takoage (thả diều) là một hoạt động thú vị thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán. Diều Nhật Bản thường có hình vuông và được trang trí với hình ảnh truyền thống. Hoạt động thả diều thể hiện mong muốn trẻ em khoẻ mạnh, có tương lai tươi sáng. Ngày nay, ngoài dịp Tết còn có rất nhiều cuộc thi thả diều được tổ chức trong sự kiện cộng đồng, thu hút quan tâm đông đảo.
Karuta
Một trong số những trò chơi dân gian sử dụng các lá bài được yêu thích nhất phải kể đến Karuta. Trò chơi được chia thành hai loại: bài đọc và bài hình. Trong số đó, Hyakunin Isshu Karuta là phiên bản phố biến nhất. Những giờ phút thư giãn cùng trò chơi cũng cho chúng ta học và hiểu thêm rất nhiều về văn hóa Nhật Bản.
Kết luận
Những trò chơi dân gian Nhật Bản không chỉ mang lại niềm vui mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, truyền thống. Tìm hiểu và tham gia vào các trò chơi không chỉ giúp người Nhật hiểu hơn về văn hoá mà còn là dịp để giao lưu, kết nối mọi người. Và đừng quên đón chờ thật nhiều thông tin bổ ích khác từ KaizenYoshidaSchool nhé!