10/12/2012
4375
0
Tin này thuộc chuyên mục: Vườn ươm nhân tài > Gương thành công
Cô Ba Huân - Giám đốc điều hành cty TNHH Trứng sạch Ba Huân

ESO - “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”, câu thành ngữ của người xưa ta đúng với trường hợp của bà. Một đời – một nghề, từ cô bé mười ba tuổi theo mẹ đi bán trứng gà, trứng vịt khắp vùng sông nước miền Tây, giờ đây đã là bà chủ của một công ty phân phối trứng gia cầm lớn nhất miền Nam. Câu chuyện của bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân không chỉ đơn giản là câu chuyện của một người phụ nữ đã dành trọn cuộc đời mình cho nghề buôn trứng. Mà đó còn là câu chuyện về một doanh nhân chấp nhận thách thức để mở đường cho công nghệ trứng sạch ở Việt Nam.

"CÔ CHỦ" MƯỜI SÁU TUỔI

Bà Phạm Thị Huân sinh ra vào một ngày cuối năm 1954 tại vùng đất phèn nhiễm mặn xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Là con thứ hai trong gia đình có 8 anh chị em nên bà vẫn thường được mọi người gọi với cái tên đơn giản là Ba Huân. Vì sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo lại làm chị thứ hai nên ngay từ nhỏ bà Phạm Thị Huân đã biết sống tự lập, chăm sóc cho các em và phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà.

Mẹ bà làm nghề buôn trứng gia cầm từ Gò Công, Tiền Giang đến Chợ Lớn, Sài Gòn. Những quả trứng gà, trứng vịt nhỏ bé của mẹ bà ngày ấy tuy rẻ tiền nhưng là cách để gia đình bà có thể sống qua ngày. Mẹ là người ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai sau này của bà.

Học hết lớp năm, bà nghỉ học để phụ mẹ buôn bán. Mặc dù công việc chủ yếu của bà chỉ là trông nom các em cho mẹ bán hàng, nhưng chính từ khoảng thời gian này, những bài học đầu tiên trong nghề buôn trứng đã được mẹ bà dạy lại như một lẽ tự nhiên. Từ cách phân loại trứng đến cách mua, cách bán từng quả trứng cho khách hàng. Tất cả đều được bà tiếp thu một cách nhiệt tình. Mặc dù chỉ mới 13 tuổi, bà đã phải thức khuya dậy sớm, vất vả với nắng mưa cùng mẹ ngược xuôi buôn bán. Nhưng với bà, đó lại là niềm vui, là sở thích thực sự. Nhớ lại những ngày ấy, bà nói: “Lúc đó, tôi không hề cảm thấy ấm ức vì sao mình không được đi chơi, đi học như những bạn cùng trang lứa mà tôi lại tìm thấy niềm vui, niềm đam mê thực sự với công việc buôn bán những quả trứng gà, trứng vịt của mẹ".

Có lẽ thấy được sở thích và khả năng của con gái trong công việc này, nên sau ba năm, mẹ của Ba Huân quyết định không làm nữa mà giao lại toàn bộ công việc buôn bán cho bà. 16 tuổi, bà chính thức bước chân vào con đường buôn trứng gia cầm. Và tất nhiên, cái chức danh “cô chủ” quả thực không dễ dàng đối với một cô bé còn chưa qua tuổi thành niên.

Khó khăn liên tiếp khó khăn đối với cô chủ nhỏ, nhưng điều quan trọng nhất với bà là vốn, bởi lúc đó, "vốn" của bà là một con số không tròn trĩnh. Số tiền bà dành dụm được chẳng thấm vào đâu cho một chuyến buôn. Không có tiền, bà quyết định mua chịu. Bà lần lượt đến gặp từng người chủ trại chăn nuôi để thuyết phục, năn nỉ họ cho bà mua gối đầu những lô trứng đầu tiên, sau khi đem lên Sài Gòn bán sẽ đem trả tiền. Ban đầu những người này không tin tưởng lắm vào một cô bé còn trẻ tuổi, nhưng với bản tính phóng khoáng, chất phác của người nông dân Nam Bộ, cộng với cảm nhận được sự chân thành qua từng lời nói, ánh mắt của cô gái trẻ, cuối cùng họ cũng đồng ý.

Bà Ba Huân biết rằng chỉ có thể “mua tận gốc, bán tận ngọn” thì mới có lời. Có được những lô trứng đầu tiên, bà đưa thẳng đến các chủ vựa trứng lớn nhất trên đường Triệu Quang Phục ở Sài Gòn, chứ không thông qua bất kỳ một trung gian nào. Sau khi thu được tiền, bà đem trả tiền lại vốn cho những người cung cấp trứng cho mình, nhưng do chưa có đủ tiền để mua trọn lô trứng tiếp t

scroll top