www.kaizen.vn | Đào tạo & Giáo dục | Phát triển kỹ năng & Hướng nghiệp
00:00
00:00
 
 

Nghề giáo thời đại dịch

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những người Thầy, người Cô vẫn luôn không ngừng truyền cảm hứng, chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò. Các Thầy Cô không chỉ cung cấp tri thức mà còn đảm đương cả vai trò là những "kỹ sư tâm hồn", kiến tạo nhân cách, nâng đỡ cá tính của từng học sinh.

Ai đó nói nghề dạy học là “nghề ổn định, nhàn rỗi” nhưng có thật sự theo đuổi con đường của những người lái đò thì mới thấu hiểu hết. Nghề giáo hiện nay càng đòi hỏi sự linh hoạt, các Thầy Cô luôn phải lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học. Đội ngũ Nhà giáo Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đem con chữ đến từng học trò của mình. Mỗi nhà giáo bằng những cách khác nhau tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục với tất cả sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm và tâm huyết.

Kể từ khi đại dịch Covid bùng phát đến thời điểm hiện tại, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách.

Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu điều kiện, phương tiện để con em học trực tuyến.

Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các em nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí có những em còn đang bậc mẫu giáo. Những thiếu niên, nhi đồng ngày nào được bảo bọc từng chút một nay phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung.

Chúng ta đã ca ngợi rất nhiều sự cống hiến của các Y Bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng ta cũng không quên sự vất vả của các Chiến sĩ Quân đội, Công an ngày đêm góp phần giữ bình yên cho nhân dân trước “giặc Covid-19”. Nhưng sẽ là thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không nói đến những Thầy Cô giáo đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án điện tử để đem đến kiến thức cho biết bao học sinh trong mùa dịch. Những người Thầy, người Cô ấy dù đang thực hiện cách ly xã hội ở cấp độ nào, vẫn lặng lẽ truyền lửa cho các trò để các em không bị gián đoạn trên con đường tiếp thu tri thức.

Có lẽ thời gian qua là lần đầu tiên trong cuộc đời dạy học, các Thầy Cô phải xa học trò thân yêu, xa bục giảng lâu đến thế. Và đây cũng là thời điểm khó khăn nhất, thách thức sự bền bỉ, nghị lực của mỗi Nhà giáo. Có những người Thầy, người Cô trước giờ vốn quen với cách dạy phấn trắng bảng đen truyền thống, giờ đây, các thầy cô phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần, bỏ ra tâm huyết, thời gian chuẩn bị, tìm phương pháp mới để tối ưu hiệu quả của những tiết học trực tuyến qua màn hình máy tính.

Dạy học trực tuyến, các Thầy Cô lại phải quán xuyến lớp học, để nhắc nhở từng học sinh đừng chểnh mảng việc học hành. Nhiều Thầy Cô giáo còn mày mò thiết kế các trò chơi học tập giữa giờ để giúp học trò thư giãn, hào hứng với việc học hơn. Những Nhà giáo tận tụy với nghề ấy đã không đầu hàng trước đại dịch, mà dũng cảm biến khó khăn trở thành cơ hội để khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần kiên cường, vượt khó, xứng đáng đại diện cho tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Họ đi qua mùa dịch bằng sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng để làm mới chính bản thân mình cũng như góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục nước nhà.

Những Nhà giáo
với tinh thần “Kaizen”
trong mùa dịch

Trải qua gần 2 năm sống trong đại dịch, đã có những lúc khó khăn, thậm chí cả những nốt trầm. Nhưng tại KaizenYoshidaSchool, dường như sự quyết tâm, đồng lòng của Thầy Cô giáo và các bạn Học viên đã chứng minh rằng không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm chinh phục giấc mơ Nhật Bản.

Thầy Hiệu trưởng Lê Long Sơn, với tầm nhìn và mong muốn có thể giúp các bạn Học viên, Ứng viên có phản xạ tốt hơn khi nghe – nói và giao tiếp tiếng Nhật, bên cạnh các kỹ năng khác đã xây dựng Phương pháp ChopChep. Không chỉ vậy, ứng dụng Hack Kanji mà Thầy đặt bao tâm huyết xây dựng, mục đích giúp người học tiếng Nhật chinh phục “bức tường lửa” Kanji một cách hiệu quả đã đạt mốc 30.000 người đăng ký sử dụng.

Lấy tinh thần “Kaizen” (cải tiến, thay đổi để tốt hơn) làm tư tưởng chủ đạo trong quá trình đào tạo, phát triển. Và tinh thần ấy lại càng được tập thể KaizenYoshidaSchool nâng cao nhiều lần hơn nữa trong đại dịch bằng hàng loạt các thay đổi về giáo trình, phương pháp giảng dạy sinh động, kết hợp hình ảnh, video vào bài giảng để giúp các bạn Học viên càng thêm yêu thích việc học tiếng Nhật hơn.

Ngoài ra, trong đại dịch, KaizenYoshidaSchool còn xây dựng hệ thống Career Training Center (phiên bản “Kaizen” của Oden) để đồng hành cùng các bạn Học viên, Ứng viên trên bước đường xây dựng sự nghiệp của mình. Các bạn sẽ được tư vấn lộ trình phát triển bản thân ứng với từng giai đoạn, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp ở trong và ngoài nước. Đồng thời trước khi nhận việc sẽ được huấn luyện về tác phong, kỹ năng, ngoại ngữ ... để có thể thích ứng và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ, làm một nhân viên ưu tú, được đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, có cơ hội thăng tiến với mức thu nhập cao, từ đó trở thành người có ích cho xã hội.

Những đổi mới, sáng tạo trong đại dịch của Thầy Hiệu trưởng nói riêng và tập thể Thầy Cô giáo Kaizen nói chung đều cùng một mục tiêu đó là: Giúp các bạn Học viên, Ứng viên cũng như các bạn trẻ tại Việt Nam và Nhật Bản tiếp cận với tiếng Nhật dễ dàng hơn, và xa hơn nữa là tạo ra “lợi thế hơn người” cho các bạn khi bước vào thị trường lao động mới sau đại dịch.

Học trực tuyến, các Thầy Cô giáo Kaizen và các bạn Học viên tuy “xa mặt” nhưng không “cách lòng”. Thầy và Trò vẫn tăng tương tác tạo những tiếng cười để mọi người xích lại gần nhau, tạo tâm thế tốt cho cả người dạy và người học. Trong những ngày cách ly toàn xã hội, Thầy Cô không chỉ truyền dạy kiến thức về tiếng Nhật, kỹ năng, mà còn không ngừng động viên, quan tâm và chia sẻ với các bạn Học viên những khó khăn trong cuộc sống, đưa ra lời khuyên đúng lúc để các bạn không từ bỏ ước mơ mà mình đang theo đuổi.

Hơn ai hết, các Thầy Cô thấu hiểu, đã trải qua những giờ phút khắc nghiệt mà dịch bệnh mang đến như các bạn. Đó có thể là cuộc sống thường nhật thiếu thốn trong thời gian cách ly, phong tỏa. Đó cũng có thể là tâm trạng lo lắng, mệt mỏi từng giờ trong bệnh viện dã chiến, hay thậm chí là giây phút căng thẳng để giành lại hơi thở cho sự sống. Nhưng cuộc sống nhất định phải còn tiếp tục sau đại dịch, “trái ngọt” của sự kiên trì, nỗ lực theo đuổi ước mơ đang ở đó chờ nếu chúng ta đủ quyết tâm:

Trong tâm thế cả nước vẫn đang gồng mình chống dịch, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, thay vì những bó hoa thơm, chúng ta hãy dành sự biết ơn sâu sắc nhất và cố gắng học tập hơn nữa để làm món quà tri ân những người Thầy, người Cô của mình, những “người lái đò” thầm lặng trong bất kể hoàn cảnh khó khăn nào vẫn không sờn chí nản lòng.

"Viên phấn nào vẽ con đường tôi đi
Trước cửa tương lai, chọn Nghề Thầy Giáo
Không vì hư danh, không vì cơm áo,
Chỉ để làm người cho đi, cho đi…"

scroll top