01/09/2016
2446
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 84
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
tin nhật bản
01/8 9:00
Bà Koike Yuriko trở thành nữ Thị trưởng đầu tiên của Tokyo
 
Bà Koike Yuriko (64 tuổi) nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã tự ứng cử chức Thị trưởng Tokyo mà không thông qua Đảng nào và trở thành nữ thị trưởng đầu tiên của Tokyo sau khi chính thức thông qua cuộc bầu cử Thị trưởng Tokyo diễn ra vào ngày 31 tháng 7. Tại cuộc bầu cử Thị trưởng Tokyo lần này có tất cả 21 người tự đứng ra tự ứng cử. Bà Koike Yuriko đắc cử nhờ nhận được sự ủng hộ với tuyên bố liên quan đến việc phụ trách chi phí tổ chức Olympic, hay các chế độ phúc lợi liên quan đến trẻ em, người già, đồng thời đưa ra được các đối sách phòng tránh thiên tai. 
 
08/8 8:50
Rio Olympic – Việt Nam giành được HCV đầu tiên trong lịch sử
 
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành được HCV Olympic ở nội dung Bắn súng được tổ chức trong khuôn khổ các nội dung thi đấu Olympic tại Rio de Janeiro vào ngày 6/8, anh cho biết “chiếc HCV này sẽ là kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời” của mình. Được biết ngay cả trong sự cổ vũ nồng hậu của các cổ động viên dành cho xạ thủ nước chủ nhà trong trận chung kết, anh vẫn không mất đi sự tỉnh táo và bình tĩnh – “Tôi đã không còn quan tâm đến việc huy chương nhận được là Vàng hay Bạc vào phát súng cuối, mà chỉ tập trung vào cây súng trên tay mình”. 
 
 
12/8 9:30
Ngày “Mountain’s Day” đầu tiên, núi Takao sôi động
 
Bắt đầu từ năm nay, ngày 11/8 được chính thức công nhận là “Ngày của Núi”, ngày lễ chính thức của Nhật Bản. Trong ngày này, thì các vùng trên toàn quốc sẽ tổ chức các sự kiện liên quan đến núi, thể hiện sự cảm tạ với những ngọn núi trong vùng của mình. Trong ngày này, ngọn núi được coi là “đứng đầu thế giới” về số lượng người leo mỗi năm, núi Takao ở Hachioji, Tokyo, đã có một ngày sôi động với các hoạt động ngoài trời như Talk-show về các câu chuyện leo núi Everest hay các buổi học leo núi, v.v...
 
15/8 9:15
Nissan cải thiện 27% nguyên liệu với xe dùng xăng, bắt đầu bán ra nước ngoài từ năm sau
 
Ngày 14/8, hãng xe hơi Nissan đã đưa ra công báo đã khai thác được động cơ xăng cho phép tiết kiệm nguyên liệu nhưng có sức mạnh cao. So với những động cơ xưa nay, thì động cơ xăng này cho phép tiết kiệm 27% nhưng mang lại sức mạnh động cơ “ngang ngửa với động cơ diesel”. Kiểu động cơ này sẽ được sử dụng chủ yếu cho các dòng xe cao cấp, đồng thời có những tính năng cao, đáp ứng được những yêu cầu về môi trường và tốc độ.
 
     16/8      9:30
Áp dụng robot trong việc đối ứng với các bệnh nhân mắc bệnh đãng trí trong bệnh viện
 
Những hoạt động áp dụng robot dành cho bệnh nhân mắc bệnh đãng trí, hay kỹ thuật truyền tin đang được khuếch đại tại các bệnh viện, các cơ sở điều dưỡng. Các nghiên cứu liên quan đến việc đo lường sự biến đổi của cảm xúc bệnh nhân thông qua việc bệnh nhân trò chuyện với robot, hay các biện pháp phòng ngừa việc bệnh nhân đãng trí sẽ đi lạc ra khỏi khuôn viên bệnh viện, hay liên quan đến việc trao đổi giữa các nhân viên với nhau bằng thiết bị tablet đã được chính thức bắt đầu.
 
Đêm 15 – Rằm Trung thu
 
Ở Nhật Bản, cứ vào tiết Thu thì người ta nghĩ đến ngay “Otsuki-mi”, nghĩa là “ngắm trăng”. Cùng với đó, người dân Nhật sẽ chuẩn bị các viên tsukimi tròn tròn, để cả gia đình vừa ăn vừa ngắm cảnh đêm trăng thanh bình.
Và, ngày trăng tròn, ngày 15/8 Âm lịch thì còn được gọi bằng cái tên “Juugoya – Thập ngũ dạ”
 
Rằm Trung thu ở Nhật cũng mang ý nghĩa là “ngày trăng tròn nhất giữa tiết Thu”, với ý nghĩa đấy, thì trong khoảng mùa thu (từ tháng 7~9 âm lịch), thì ngày chính giữa, ngày 15/8 âm lịch được gọi là ngày Trung thu (ở giữa mùa thu).
 
Và cũng vì trong ngày này, trăng thường rất tròn, rất sáng, nên trăng trong ngày 15/8 âm lịch được gọi bằng cái tên “Trăng rằm Trung thu”.
 
Vì ngày trung thu thường được lập theo lịch âm, nên hàng năm đều có sự thay đổi ngày tháng. Chính vì vậy, cần phải xác nhận ngày Trăng rằm trong năm. 

Nguyên gốc của Otsuki-mi - Ngắm trăng là gì?
Cảm tạ mặt trăng
Khi thu hoạch mùa màng nông nghiệp, thì nhiều khi phải làm việc đến tận khuya. Với người nông dân thời xưa, vì không có đèn điện như bây giờ, nên ánh sáng của mặt trăng đã giúp đỡ cho người dân rất nhiều. Vậy nên dịp ngắm trăng này là một dịp để người nông dân thể hiện lòng biết ơn với ánh trăng.

Cầu nguyện cho mùa màng và cảm tạ vì được thu hoạch
Mùa thu là mùa thu hoạch của rất nhiều loại nông sản. Nên trong mùa này, người nông dân thường tổ chức cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt và cảm tạ vì mưa thuận gió hòa, khiến cho người dân yên ổn thu hoạch. Các dịp lễ cầu nguyện và cảm tạ này được gọi chung một tên là Dịp Ngắm trăng.

Ngắm trăng và tập quán yêu cái đẹp
Từ ngày xưa, người Nhật đã có thói quen ngắm trăng, thưởng trăng.
Trăng thu được xem là ánh trăng đẹp nhất trong năm. Và với lòng yêu cái đẹp, người Nhật thường tổ chức các lễ hội ngắm trăng trong dịp này. 

Món không thể thiếu trong Otsukimi: Otsukimi-dango (bánh dẻo) và bông lúa.
 
Otsukimi-dango là loại bánh dẻo làm từ gạo, có hình tròn, giống như hình mặt trăng.
 
Người dân dùng bông lúa để trang trí cùng với bánh dẻo, với ý nghĩa mong cho một mùa thu hoạch sung túc và thuận hòa. 
 
Tùy theo địa phương mà người dân sẽ dùng các loại cây trồng khác để trang trí.
Tết Trung thu của Nhật Bản khá giống với của Việt Nam phải không các bạn?
 
Trung Thu năm nay, các bạn đã có dự định gì chưa???

72 giờ sau thiên tai
 
Hàng năm ở Việt Nam xảy ra rất nhiều những thiên tai. Nhật Bản cũng vậy. Hơn nữa, ở Nhật, hàng năm phát sinh rất nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão tố, lụt lội,... và trong số đó có rất nhiều những đợt thiên tai lớn đến nỗi cướp đi sinh mạng của không ít người dân. 
 
Ở Nhật, có một cách nói thông dụng là “72 giờ sau thiên tai”.
Câu nói này có ý nghĩa là sau 72 giờ kể từ khi thiên tai phát sinh, thì tỷ lệ sống sót của những người gặp nạn sẽ giảm mạnh.
 
Vì lý do đó tại Nhật Bản, người ta thường dồn hết sức để cứu trợ thiên tai trong vòng 72 giờ. Vậy nên trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường được nghe đến cụm từ “72 giờ” cũng là bởi nguyên do như vậy. Nói một cách khác, khi có thiên tai xảy ra, cần phải làm hết sức để có thể sống sót qua 72 giờ.

① Quan trọng nhất là tự bảo vệ chính mình
Tự mình không cứu mình, thì không ai cứu được mình!!!
Ví dụ như khi thiên tai đến lúc đang nghỉ ngơi trong nhà, thì hãy dùng chăn, gối để bảo vệ đầu, cuộn tròn người lại để tránh được tối đa việc các đồ gia dụng trong nhà đổ vào người...
Hay như lúc ra khỏi nhà để đi tránh nạn, thì đừng quên “tắt ga”, “ngắt cầu dao”. Việc phòng tránh hỏa hoạn là điều rất quan trọng để có thể phục hồi lại cuộc sống thường nhật.

Hãy chuẩn bị trước
Hãy tìm hiểu về nơi tránh nạn, chuẩn bị đồ tránh nạn!!!
Hãy xác nhận trước thông tin về nơi tránh nạn, để chuẩn bị cho những trận thiên tai lớn. Nếu không làm như vậy, thì rất dễ bị hoảng loạn khi có thiên tai tới. 
Những lúc nguy cấp đó mà không biết cần phải làm gì, cứ lần khần bối rối, thì sẽ còn nguy hiểm hơn. Việc chuẩn bị trước, nhanh chóng hành động sẽ làm giảm bớt nguy hiểm và tăng xác suất bảo vệ được chính mình.

 
 
③ Nâng cao năng lực Nhật ngữ
Điều rất hiển nhiên, nhưng rất dễ quên!!!
Lúc có thiên tai tới thì sẽ có rất nhiều các thông báo hay chỉ thị được đưa ra. Đương nhiên tất cả các thông báo chỉ thị này đều được thực hiện bằng tiếng Nhật.
Nếu tiếng Nhật không giỏi, sẽ rất dễ làm những hành động ngược lại, rất nguy hiểm. Vậy nên, hãy thường xuyên ý thức nâng cao năng lực tiếng Nhật của chính mình.

 
Các bạn TTS thân mến, hãy luôn ghi nhớ những điều này, và có được 3 năm thực tập thật an toàn và có ý nghĩa nhé!!!

Các bản tin khác
scroll top