15/05/2019
9590
0
Cách phân loại rác ở Nhật

Tại Nhật, tuỳ khu vực mà cách phân loại rác có thể có đôi chút khác biệt. Hãy tìm hiểu kỹ cách phân loại rác của khu vực mình sinh sống để phân loại cho đúng, tránh gây phàn nàn của người dân xung quanh và của nhân viên thu gom rác, bạn nhé!

Cách phân loại rác ở Nhật

TT Loại rác (tiếng Nhật) Loại rác (tiếng Việt)
1. 燃えるゴミ-moeru gomi
Tên khác: 可燃ゴミ-kanen gomi 
Rác cháy được
2. 燃えないゴミ-moenai gomi
Tên khác: 不燃ゴミ-funen gomi
Rác không cháy được
3. 資源ごみ-shigen gomi Rác tài nguyên
4. 粗大ゴミ-sodai gomi Rác lớn, cồng kềnh

Rác được phân loại thành rất nhiều loại khác nhau, khi chưa quen sẽ thấy rất phức tạp và vì thế nên không muốn phân cho đúng loại vì khá phiền hà. Tuy nhiên, phân đúng loại rác là quy định của pháp luật Nhật nên không còn cách nào khác phải ghi nhớ và thực hành phân loại nhiều lần cho đến khi quen.

Tùy khu vực mà cách phân loại rác có thể có đôi chút khác biệt. Nên hãy tìm hiểu kỹ cách phân loại rác của khu vực mình sinh sống để phân loại cho đúng tránh gây phàn nàn của người dân xung quanh và của nhân viên thu gom rác.

Cách phân loại rác sinh hoạt tại Nhật Bản

 

Ở Nhật việc phân loại rác trước khi vứt được tiến hành một cách nghiêm ngặt và gắt gao. Rác được phân làm các loại như sau: Rác đốt được (可燃ごみ), rác không đốt được (不燃ごみ), rác kích thước lớn (粗大ごみ) và rác tái tạo được(資源)

Rác đốt được: Những thứ như là phần bỏ đi sau khi làm cá, rau (thức ăn thừa), giấy, quần áo, đồ dùng vệ sinh, đầu mẩu thuốc lá...Trường hợp khi ở Tokyo, bạn sẽ phải cho rác vào túi nilon nửa trong suốt đã được khuyên dùng (Có chứa canxi cacbonat) và buộc lại để không bốc mùi ra ngoài.

Rác không đốt được: (Là những thứ không đốt được như các loại nhựa, kim loại, kính, đồ gốm, cao su, da, dao, kim hay các loại bóng đèn.) Với những đồ vật không gây nguy hiểm, hãy cho vào túi nilon trong suốt để có thể nhìn và phân biệt được các thứ bên trong. Kim thì cho vào trong chai hoặc lon rồi đậy nắp lại, với bóng đèn thì bọc lại bằng giấy rồi ghi ra phía ngoài là "nguy hiểm".

Rác lớn: (Là những loại đồ dùng gia đình không dùng đến nữa như bàn ghế, đồ điện gia dụng, xe đạp và khi vứt sẽ bị tính phí và cần phải đăng ký.). Khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1 triệu đồng). Hãy gọi điện văn phòng công ty xử lý rác để yêu cầu họ đến thu gom rác. Khi chuyển nhà hoặc khi về nước, nếu có nhiều thứ cần vứt đi nên bạn hãy liên hệ với các công ty này từ sớm.

Rác tái tạo được: bao gồm các thùng các-tông, bọc đồ còn sạch, các loại sách báo, và các khay bằng plastic đựng hoa quả, thịt được dùng trong các siêu thị, các bình nước PET sạch…Đặc điểm chú ý khi vứt loại rác này là phải rửa, giữ sạch, phơi khô ráo, nếu sách báo thì buộc chặt lại bằng dây ni lông. Tuy vứt rác này hơi mất công, nhưng việc này rất có ích đối với công cuộc giữ gìn môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Lịch vứt rác sinh hoạt tại Nhật

 

Tùy theo từng khu mà địa điểm, ngày giờ vứt những loại rác đã được phân loại khác nhau. Rác đốt được thì 1 tuần khoảng 2 lần, rác không đốt được thì thường 1 tuần 1 lần.

Người nước ngoài ở Nhật thường hay bị phàn nàn về việc phân loại và vứt rác bừa bãi khiến những người Nhật xung quanh khó chịu, và gây cản trở cho việc thu gom xử lý rác thải. Do đó, dù mất công một chút, các bạn cũng nhớ dành thời gian đọc kĩ bản hướng dẫn phân loại rác của khu vực mình sinh sống và cố gắng giữ đúng quy định vứt rác nhé.

Việc phân loại và vứt rác đúng quy định không những góp phần làm cho nơi sống của mình xanh sạch đẹp, mà còn chung tay góp sức bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau nữa. 

Nguồn: tổng hợp.

scroll top